Nhóm kháng sinh lincosamid, peptid, polypeptid
Sau đây tôi sẽ giới thiệu với các bạn 3 nhóm kháng sinh tiếp theo:
xem lại nhóm kháng sinh trước tại đây
Nhóm kháng sinh lincosamid, peptid, polypeptid
Nhóm lincosamid:
Kháng sinh nhóm này có tính base. Do đó về dược động học nên chú ý khi phối hợp với thuốc có tính acid yếu hay lựa chọn thời gian uống thuốc và dạng bào chế cho phù hợp
Cơ chế tác dụng
Tương tự nhóm macrolid
Phổ tác dụng
tương tự marcrolid, nhưng có điểm khác là: ít tác dụng với H.influenzae, clostridium difficile…
Tác dụng trên phần lớn vi khuẩn kỵ khí. Thuốc tác dụng tốt với tụ cầu, phế cầu khi gây bệnh ở xương.
Tác dụng không mong muốn
Trường hợp nhẹ gây rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, tiêu chảy) và dị ứng ngoài da.
Trường hợp Nặng gây viêm đại tràng màng giả (ỉa chảy phân nhiều nước, co cứng cơ bụng, mất nước, sốt….), hay gặp với clindamycin.
Lincomycin gây viêm lưỡi – miệng, vị giác bất thường, tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch, hạ huyết áp.
Clindamycin gây dị ứng da.
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn (đặc biệt là khuẩn kỵ khí) gây bệnh ở tai mũi họng, phế quản, da, xương, sinh dục, ổ bụng sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyết…
Chống chỉ định
Dị ứng với thuốc, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh, suy gan thận.
Các thuốc tiêu biểu
Lincomycin (lincocin)
Clindamycin(dalacin)
Nhóm peptid
Cấu trúc hóa học các kháng sinh thuộc nhóm này có dạng peptid
Phổ tác dụng
Trên các vi khuẩn gram (+). Không tác dụng trên khuẩn gram (-) và trực khuẩn lao.
Cơ chế tác dụng
Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, do ngăn cản tạo lưới peptidoglycan.
Chỉ định
Đường Uống điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá (viêm đại tràng màng giả do licomycin).
Đường Tiêm điều trị nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu kể cả loại kháng penicilin, cầu khuẩn ruột (gây nhiễm khuẩn huyết, xương, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn do phẫu thuật…)
Tác dụng không mong muốn
Hay gặp là viêm tĩnh mạch, phản ứng dị ứng, giảm thính lực, có thể điếc. Độc với thận (độc tính tăng khi phối hợp với aminoglycosid)
Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, suy thận, bệnh lý tai.
NHÓM POLYPEPTID
Các polymycin
Hai thuốc hay dùng trong nhóm là: polymycin B và Polymycin E.
Thuốc không hấp thu qua tiêu hoá nên uống để điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá mà ít gây tác dụng toàn thân và giảm độc tính. Thường dùng tiêm bắp và tĩnh mạch. Người suy thận thuốc thải chậm dễ gây ngộ độc.
Phổ tác dụng
Trên các vi khuẩn gram (-) đặc biệt là trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa). Thuốc không tác dụng trên vi khuẩn gram (+).
Cơ chế tác dụng
Thay đổi tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, làm các thành phần trong tế bào bị thoát ra ngoài nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram (-) như nhiễm khuẩn huyết, tiết niệu, sinh dục, màng não….
Điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá và nhiễm khuẩn tại chỗ ở mắt, tai, da, niêm mạc…
Tác dụng không mong muốn
Suy thận cấp, viêm ống thận cấp, bí tiểu.
Chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác, dị cảm, ức chế thần kinh cơ.
Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Chống chỉ định
Bệnh nhân suy thận nặng, nhược cơ, phụ nữ có thai, đang cho con bú, mẫn cảm với thuốc.