nhóm 5-imidazol, nguyên tắc, phối hợp kháng sinh
Contents
Dẫn xuất 5 nitro – imidazol
Cơ chế tác dụng
Trong các vi khuẩn kỵ khí và một số động vật đơn bào, nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các enzym có trong vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm độc, diệt được vi khuẩn và đơn bào (các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của ADN, làm vỡ các sợi ADN của vi khuẩn).
Phổ tác dụng
Cầu khuẩn kỵ khí, trực khuẩn kỵ khí gram (-)
Trực khuẩn kỵ khí gram (+) tạo được bào tử (trực khuẩn kỵ khí gram (+) không tạo được bào tử luôn kháng thuốc ).
Ngoài ra thuốc còn diệt được amip, trichomonas và giardia.
Dược động học (Qua sữa mẹ và rau thai).
Tác dụng không mong muốn
Tiêu hoá: buồn nôn, chán ăn, viêm lưỡi, viêm miệng, có vị kim loại ở miệng, đi lỏng.
Thần kinh: gây viêm dây thần kinh cảm giác – vận động ở tứ chi, bệnh não co giật (hiếm gặp, song nếu có phải ngừng thuốc ngay)
Chỉ định
Là thuốc đầu tay điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây bệnh ở tiết niệu, tiêu hoá, hô hấp, màng não, máu….
Điều trị nhiễm trichomonas, entamoelba histolytica (lỵ amip), giardia lamblia.
Cách dùng và liều lượng
Tùy trường hợp và loại thuốc
Metronidazol (BD: Flagyl)
Ornidazol (BD: tiberal)
Secnidazol (BD: flagentyl)
Tinidazol
Tinidazol
Niridazol
Aminisid
Tetracyclin
Phenicol
Macrolid
Licosamid
Một số vấn đề về sử dụng kháng sinh
Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn, không dùng cho bệnh nhân nhiễm virut (có loại riêng).
Dùng càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nặng thì lấy hết bệnh phẩm làm xét nghiệm, rồi dùng kháng sinh ngay.
Chỉ định kháng sinh theo phổ tác dụng. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định thì nên dùng kháng sinh có phổ hẹp.
Dùng đủ liều để đạt hiệu quả điều trị. Không dùng liều tăng dần.
Dùng đủ thời gian:
Với các nhiễm khuẩn cấp dùng kháng sinh 5 – 7 ngày.
Các nhiểm khuẩn đặc biệt dùng kháng sinh lâu hơn (như viêm nội tâm mạc osler, nhiễm khuẩn tiết niệu (viêm bể thận…) thì dùng kháng sinh 2 – 4 tuần).
Viêm tuyến tiền liệt dùng kháng sinh 2 tháng.
Nhiễm khuẩn khớp háng dùng 3 – 6 tháng.
Nhiễm lao thời gian điều trị > = 6 tháng.
Lựa chọn kháng sinh phải hợp lý: chọn kháng sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Độ nhậy của vi khuẩn với kháng sinh.
Vị trí ổ nhiễm khuẩn.
Cơ địa người bệnh: như trẻ em chống chỉ định dùng kháng sinh: aminosid (gentamycin), glycopeptid (vancomycin ), polypeptid (colistin)
Nên chọn kháng sinh không quá đắt, để người bệnh mua đủ thuốc, dùng đủ liều.
Cần phải phối hợp với biện pháp khác: như khi nhiễm khuẩn có ổ mủ, hoại tử mô, có vật lạ (sỏi), thì dùng kháng sinh kết hợp với thông mủ, phẫu thuật.
Những nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh
Chẩn đoán sai nên chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng.
Liều lượng hoặc thời gian điều trị không đủ.
Theo dõi điều trị không tốt.
Nôn ngay sau khi uống thuốc.
Do tương tác làm giảm hấp thu.
Kháng sinh không vào được ổ nhiễm khuẩn.
Trộn nhiều loại kháng sinh trong một chai dịch truyền (hoặc bơm tiêm) làm giảm hay mất tác dụng của thuốc.
Bảo quản không tốt làm thuốc biến chất.
Do vi khuẩn kháng thuốc.
Vi khuẩn kháng kháng sinh
Kháng tự nhiên: vi khuẩn có tính kháng thuốc từ trước khi tiếp xúc với kháng sinh như: sản xuất – lactamase, cấu trúc thành vi khuẩn không thấm kháng sinh.
Kháng mắc phải: vi khuẩn đang nhạy cảm với kháng sinh, nhưng sau một thời gian tiếp xúc trở thành không nhạy cảm nữa.
Phối hợp kháng sinh
Chỉ định
Nhiễm 2 hoặc nhiều vi khuẩn một lúc.
Nhiễm khuẩn nặng chưa rõ nguyên nhân.
Sử dụng tác dụng hiệp vd: penicilin + streptomycin.
lactam + chất ức chế – lactam
Phòng ngừa vi khuẩn kháng thuốc.
Nhược điểm
Tăng độc tính của thuốc.
Hiệp đồng đối kháng.
Giá thành điều trị cao.
Dễ gây kháng thuốc do chọn lựa của vi khuẩn. Nên hạn chế phối hợp vì hiện nay đã có kháng sinh phổ rộng.