nhóm tetracyclin và nhóm macrolid

nhóm tetracyclin và nhóm macrolid
5 (100%) 1 vote

Nhóm kháng sinh tetracyclin và nhóm macrolid

Cấu trúc hóa học của kháng sinh tetracyclin
Cấu trúc hóa học của kháng sinh tetracyclin

Nhóm tetracyclin

Là nhóm kháng sinh hoạt phổ rộng, rất phổ biến trong điều trị. Tuy nhiên là loại thuốc kháng sinh chỉ cho người trên 8 tuổi do nó gây phức hóp với răng và xương

 Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn trên tiểu phần 30S của ribosom vi khuẩn. Là nhóm kháng sinh kìm khuẩn.

Phổ tác dụng

 Cầu khuẩn gram (+) và gram (-), nhưng kém penicilin.

Trực khuẩn gram (+) ái khí và yếm khí.

Trực khuẩn gram (-), nhưng với proteus, trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn lao thì ít nhậy cảm.

Xoắn khuẩn (kém penicilin)

Rickettsia, amip, trichomonas, clamydia,leptospira, brucella

Tác dụng không mong muốn

Rối loạn tiêu hoá( buồn nôn, nôn, tiêu chảy…).

Hoại tử nơi tiêm.

Do tạo phức với calci của răng và xương gây vàng răng trẻ em và ảnh hưởng đến phát triển xương của trẻ < 8 tuổi.

Độc với gan, thận (khi dùng liều cao trên người suy gan, thận, phụ nữ có thai, có thể gặp vàng da, thoái hoá mỡ gan, urê máu cao…).

Các rối loạn khác ít gặp hơn: dị ứng, thiếu máu tan máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng áp lực sọ ở trẻ đang bú…

 Chỉ định

Là kháng sinh phổ rộng, song do dùng lạm dụng, hiện nay đã gây kháng thuốc nhiều. Vì vậy được chỉ định trong các bệnh sau:

Nhiễm rickettsia

Nhiễm mycoplasma pneumoniae (viêm phổi)

Nhiễm clamydia: bệnh Nicolas – Favre, viêm phổi, phế quản, viêm xoang, bệnh mắt hột.

Nhiễm trực khuẩn: brucella, bệnh tả, lỵ, E.coli, dịch hạch, than…

Trứng cá vì thuốc tác dụng trên vi khuẩn propinobacteria khu trú trong nang tuyến bã

Chống chỉ định

Dị ứng với thuốc.

Phụ nữ có thai.

Trẻ em < 8 tuổi.

Các thuốc tiêu biểu

Tetracyclin

Clotetracyclin (aureomycin)

Oxytetracyclin ( terramycin)

Minocyclin ( mynocin)

Doxycyclin (vibramycin)

 Nhóm macrolid

cấu trúc hóa học của nhóm kháng sinh macrolid
cấu trúc hóa học của nhóm kháng sinh macrolid

Đây là nhóm kháng sinh khá phổ biến, tuy nhiên nó được biết là 1 loại kháng sinh có nhiều tác dụng không mong muốn

Cơ chế tác dụng: thuốc gắn vào tiểu phần 50S của ribosom vi khuẩn, làm cản trở tạo chuỗi đa peptid (ức chế tổng hợp protein vi khuẩn).Là kháng sinh kìm khuẩn mạnh, diệt khuẩn yếu.

Phổ tác dụng

Cầu khuẩn gram (+) và trực khuẩn gram (+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu, trực khuẩn than, trực khuẩn bạch hầu… (giống penicilinG)

Rickettsia, clamydia, toxoplasma, xoắn khuẩn (giang mai, leptospira…)

Một số vi khuẩn vi khuẩn gram (-) ưa khí

 Dược động học: thấm rất tốt vào các mô: phổi, gan, lách, phế quản, amidan, xương, tuyến tiền liệt…

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ của nhóm macrolid
Tác dụng phụ của nhóm macrolid

ít có tác dụng không mong muốn nặng (đặc biệt là macrolid mới).

Có thể gặp rối loạn tiêu hoá nhẹ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Dị ứng ngoài da.

Độc với gan ( erythromycin, clarythromycin)

Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường hô hấp, răng hàm mặt, tai mũi họng, phổi (đặc biệt do mycoplasm pneumoniae), mắt, sinh dục, mô mềm, da… do vi khuẩn nhạy cảm.

Thay penicilin ở bệnh nhân dị ứng với penicilin khi bị nhiễm tụ cầu, liên cầu hoặc phế cầu.

Nhiễm clamydia ở đường hô hấp, sinh dục, mắt…

Nhiễm rickesia

Dự phòng trong viêm nội tâm mạc do liên cầu (ở người có bệnh van tim, làm phẫu thuật răng miệng)

Điều trị toxoplasma ở phụ nữ có thai ( spiramycin, roxithromycin).

Điều trị loét dạ dày – tá tràng (phối hợp với các thuốc khác).

Các thuốc tiêu biểu

Erythromycin

Oleandomycin (TAO)

Spiramycin (BD: rovamycin)

Clarithromycin (kháng sinh bán tổng hợp )

Azithromycin

Roxithromycin

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status