Tương tác thuốc

Tương tác thuốc
Rate this post

Ngày nay, trong điều trị việc phối hợp thuốc là một thực tế không thể tránh khỏi và trong nhiều trường hợp là rất cần thiết. Trong đa số trường hợp, người thầy thuốc chủ động phối hợp thuốc nhằm lợi dụng tương tác thuốc theo hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ hoặc để giải độc thuốc.

Phối hợp thuốc trong điều trị và tương tác thuốc

Tương tác thuốc

Sự phối hợp thuốc là cần thiết trong các trường hợp bệnh nhân mắc nhiều bệnh cùng một lúc hoặc những ca bệnh nặng, bệnh đã kháng thuốc. Tuy nhiên trong thực tế điều trị có những tình huống hoàn toàn bất ngờ. Có thể cùng một mức điều trị mà khi phối hợp với thuốc này lại giảm hoặc mất tác dụng, ngược lại dùng với thuốc kia lại gây ngộ độc. Chính vì thế người dược sĩ lâm sàng cần có những kiến thức nhất định về tương tác thuốc để cố vấn cho bác sĩ khi kê đơn và hướng dẫn cho người bệnh dùng thuốc hợp lí, hiệu quả.

Vậy tương tác thuốc là như thế nào ?

Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng đồng thời. Sự phối hợp này làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của 1 trong số thuốc đó.
Tương tác thuốc bao gồm tương tác dược lực học và tương tác dược động học.

Tương tác dược lực học

Chiếm phần lớn các tương tác gặp phải khi điều trị. Tương tác này thường gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Nói chung trong điều trị, các phối hợp thuốc trong cùng một nhóm đều là những phối hợp chống chỉ định hặc nên tránh vì dẫn đến mất tác dụng do đẩy nhau ra khỏi receptor.

Ví dụ không nên phối hợp kháng sinh Erythromycin với Lincomycin do canh tranh nhau tại đích tác dụng làm giảm hiệu quả kháng khuẩn.
Tuy nhiên trong các trường hợp có sự tương tác hiệp đồng thì lại dẫn tới tăng tác dụng và hiệu lực điều trị. Ví dụ sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau trong điều trị lao, phối hợp kháng sinh với thuốc giảm tiết HCl để điều trị viêm dạ dày.

Tương tác dược động học

Tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Hậu quả của tương tác dược động học là sự thay đổi nồng độ thuốc trong huyết tương dẫn đến thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính. Đây là loại tương tác xảy ra trong suốt quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc.

Tương tác hấp thu

Hay xảy ra với các thuốc dùng theo đường uống. Ví dụ khi dùng các thuốc có bản chất acid như vitamin C thì một số thuốc kém bền trong môi trường acid như kháng sinh Macrolid sẽ bị phá hủy nhiều hơn tại dạ dày.

Tương tác trong phân bố

Hay xảy ra do các thuốc đẩy nhau khỏi protein huyết tương. Hậu quả sẽ rất nguy hiểm nếu thuốc bị đẩy có phạm vi điều trị hẹp.

Trong chuyển hóa

Nếu phối hợp các thuốc làm tăng hoặc giảm cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc tại gan sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Thải trừ

Khi phối hợp các thuốc làm hay đổi PH nước tiểu cũng làm tăng hoặc giảm thải trừ thuốc dẫn tới nguy cơ tích lũy, ngộ độc thuốc.
Bác sĩ và dược sĩ lâm sàng cần nắm vững kiến thức về tương tác thuốc để lựa chọn, phối hợp sử dụng thuốc cho hiệu quả, hợp lý tránh những tác dụng không mong muốn đáng tiếc xảy ra khi điều trị.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status