Kháng sinh cloramphenicol

Kháng sinh cloramphenicol
2 (40%) 1 vote

Nguồn gốc và tính chất của cloramphenicol

Cloramphenicol phân lập từ nấm Streptomyces venezualae (1947) và ngay sau đó đã tổng hợp được. Đây là loại bột trắng, rất đắng, ít tan trong nước. Vững bền ở nhiệt độ thường và pH từ 2 – 9, vì thế có thể uống được.

cloramphenicol
kháng sinh cloramphenicol

Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn của thuốc.

Cloramphenicol có tác dụng kìm khuẩn, gắn vào tiểu phần 50s của ribosom nên ngăn cản ARN m gắn vào ribosom, đồng thời ức chế transferase nên acid amin  đã được mã hóa không gắn được vào các polypeptid.

Cloramphenicol  ức chế tổng hợp protein của ty thể ở tế bào động vật có vú (vì ribosom của ty thể cũng là  70s như vi khuẩn), hồng cầu động vật  có vú đặc biệt rất nhạy cảm với cloramphenicol.

Phổ kháng khuẩn của cloramphenicol rất rộng: phần lớn các vi khuẩn Gram (+), Gram ( -), các xoắn khuẩn, thuốc tác dụng đặc hiệu trên thương hàn và phó thương hàn.

Dược động học của thuốc

Hấp thu: sau khi uống, nồng độ tối đa trong máu đạt được là sau 2 giờ, t/ 2 từ 1,5- 3 giờ, khoảng 60% gắn vào protein huyết tương.

Phân phối: thuốc thấm dễ dàng vào các mô, nhất là các hạch mạc treo, nồng độ đạt được cao hơn trong máu (tốt cho điều trị thương hàn). Thuốc thấm tốt vào dịch não tuỷ nhất là khi màng não bị viêm, có thể bằng nồng độ trong má và qua được rau thai.

Chuyển hóa: phần lớn thuốc bị mất hoạt tính do quá trình glycuro – hợp ở gan hoặc do quá trình khử.

Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, 90% dưới dạng chuyển hóa.

Độc tính của thuốc

Hai độc tính rất nguy hiểm đó là:

Gây suy tủy

Với loại phụ thuộc vào liều: khi liều cao quá 25 µg/ mL có thể thấy sau 5- 7 ngày xuất hiện thiếu máu nặng, giảm mạnh hồng cầu lưới, bạch cầu, hồng cầu non.

Với loại không phụ thuộc liều, thường do đặc ứng: giảm huyết cầu toàn thể do suy tuỷ thực sự, tỷ lệ tử vong từ 50- 80% và tần xuất  từ 1: 150.000 đến 1: 6.000

Hội chứng xám (grey baby syndrome)

Gặp ở nhũ nhi sau khi dùng liều cao theo đường tiêm: đau bụng, nôn, tím tái, mất nước, người mềm nhũn, trụy tim mạch và tử vong. Đó là vì gan chưa trưởng thành, thuốc không được khử độc bằng quá trình glycuro – hợp đồng thời thận không thải trừ kịp cloramphenicol.

Ngoài ra, ở bệnh nhân mắc thương hàn nặng, dùng ngay liều cao cloramphenicol, vi khuẩn chết giải phóng quá nhiều nội độc tố có thể gây trụy tim mạch và chết. Do vậy, duy nhất trong trường hợp thương hàn nặng phải dùng từ liều thấp.

Tương tác với thuốc

Cloramphenicol ức chế các loại enzym chuyển hóa thuốc ở gan nên kéo dài t/2 và làm tăng nồng độ huyết tương của các loại thuốc như phenytoin, tolbutamid,…

Cách dùng thuốc

  • Vì thuốc có độc tính nặng nên cần phải cân nhắc trước khi dùng cloramphenicol. Chỉ dùng cloramphenicol khi không có thuốc tác dụng tương đương, kém độc hơn để thay thế.
  • Thương hàn và nhiễm salmonella toàn thân trước đây vốn là chỉ định tốt của cloramphenicol. Nay không  được dùng nữa và được thay bằng cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon) hoặc fluoroquinolon.
  • Viêm màng não do trực khuẩn  (H. influenzae) là chỉ định tốt vì cloramphenicol dễ thấm qua màng não. Tuy nhiên cũng có thể thay bằng cephalosporin thế hệ 3.
  • Những bệnh do xoắn khuẩn Rickettsia: Tetracyclin là chỉ định tốt nhất. Nhưng nếu tetracyclin có chống chỉ định thì thay bằng cloramphenicol.
  • Liều lượng:  từ 25- 50 mg/ kg/ 24h đừơng uốngchia làm 4- 6 lần. Thuốc không dùng cho người suy gan nặng.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status