Chế biến phụ tử
Contents
Chế biến sơ bộ
Thu hoạch rễ vào tháng 11,12 sau khi cây ra hoa, bắt đầu vàng lụi. Rửa sạch đất, tách riêng củ cái và củ nhánh, củ cái nhẹ xốp gọi là ô đầu, củ nhánh hình con quay chắc vỏ màu đen, gọi là phụ tử.
Ô đầu chỉ được dùng ngoài, phụ tử chế biến thành dạng phiến dễ dùng trong, thường chế biến ngay sau khi thu hoạch khi củ còn tươi.
Chế biến cổ truyền
Mục đích: phụ tử là thuốc độc bảng A liều dùng rất gần với liều độc nên độ an toàn thấp. Vì vậy nhất thiết phải chế biến để dùng trong.
Chế biến để giảm độc tính của phụ tử: Chất độc là aconitin chế biến làm giảm lượng aconitin theo cách sau
Ngâm để loại trừ aconitin theo cơ chế hòa tan.
Nấu nấu phụ tử với nước hay dịch phụ liệu trong điều kiện này aconitin bị thủy phân nhanh hơn.
Sử dụng một số phụ liệu như cam thảo đậu đen đậu xanh phòng phong. Đánh giá sơ bộ về độ độc dựa vào mức độ tê khi nấu, aconitin có vị cay tê mạnh. Vi cay tê giảm có nghĩa là lượng chất độc cũng giảm.
Tăng tác dụng bổ hỏa bổ thận. Khi chế với muối NaCl tăng tác dụng dãn thuốc vào kinh thận và để bảo quản tốt hơn. Tác dụng bổ hỏa của phụ tử là tác dụng bổ tâm hỏa và thận hỏa. Theo một số nghiên cứu cho rằng tác dụng bổ hỏa có liên quan đến tác dụng cường tim điều hòa nội tiết tố tủy thượng thận
Tác dụng cường tim của phụ tử do 3 thành phần:
Acotinin
Có tác dụng mạnh nhưng liều tác dụng gần liều độc nên nguy hiểm khi dùng trong quá trình chế biến thì hàm lượng aconitin giảm dần
Hygramin
Là chất có tác dụng cường tim ngay ở liều thấp, hygramin bền vững ở nhiệt độ cao trong thời gian 40 phút vẫn tồn tại hygramin hiệu lực cường tim giảm hai lần nhưng độc tính LD500 giảm 200 lần.
Ion Calci
Trong thành phần của acid calciphospho aconitic có tác dụng hiệp đồng với hai chất trên có tác dụng cường tim.
Chuyển dạng dùng phụ tử sống chỉ được dùng ngoài dưới đạng rượu thuốc cồn thuốc. Thành phần chế biến được dùng dưới dạng thuốc thang, bột, hoàn..
Một số phương pháp chế biến: chế biến diêm phụ, chế biến bạch phụ phiến, chế biến hắc phụ phiến, có thể chế phụ tử theo phương pháp kinh nghiệm.
Sự biến đổi thành phần hóa học:
Thành phần hóa học: alcaloid có khoảng 0,5-0,75% biểu thị bằng aconitin bao gồm aconitin, aconin, ..
Sự biến đổi thành phần hóa học:
Alcaloid toàn phần với phụ tử chế giảm đi rõ rệt so với phụ tử sống. Nghiêm cứu chế biến phụ tử Sapa cho thấy hàm lượng alcaloid toàn phần giảm dần qua các loại chế biến nhiều nhất là phụ tử sống, rồi diêm phụ chế, bạch phụ phiến, và hắc phụ phiến. Alcaloid toàn phần và aconitin giảm dần qua các giai đoạn chế biến. Các dạng chế biến khác nhau có hàm lượng alcaloid khác nhau. Aconitin bị giảm nhiều do bị phân hủy thành benzolyaconin và aconin.
Sự biến đổi tác dụng sinh học:
Độ độc của của phụ tử giảm dần sau khi chế biến. Đối với mỗi cách chế biến thì lại có hàm lượng khác nhau về aconitin .
Khi phụ tử đã được chế thì có tác dụng bổ hỏa hồi dương cứu nghịch trị chứng hỏa hư thoát dương.