Chế biến hà thủ ô đỏ

Chế biến hà thủ ô đỏ
Rate this post
Dược liệu hà thủ ô

Chế biến sơ bộ

Dược liệu là hà thủ ô đỏ là rễ củ đã chế biến khô của cây hà thủ ô đỏ Polygonummultiflorum Thumb, ho rau răm polygonaceae.

Thu hoạch rễ của cây hà thủ ô đỏ về rửa sạch cắt bỏ rễ con, chặt thành từng đoạn dài 5-10 cm củ to thì bổ dọc thành miếng nhỏ, hà thủ ô có màu hồng nhạt ít xơ và lõi, không mốc mọt, độ ẩm yêu cầu tối đa là 12%.

Chế biến cổ truyền

Mục đích của việc chế biến hà thủ ô đỏ: hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ huyết, có tính ráo sáp, vì vậy chế biến hà thủ ô đỏ với mục đích sau làm giảm tính ráo sáp tính chất ráo sáp là do hà thủ ô có chứa tanin có tác dụng làm săn se niêm mạc, Nếu uống kéo dài thì có thể dẫn đến táo bón. Việc chế biến làm giảm lượng tanin bằng cách ngâm dược liệu vào nước vo gạo loại bỏ dịch ngâm thì hàm lượng tanin giảm đi. Giảm tác dụng nhuân tràng do anthranoid bằng phương pháp ngâm. tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận bằng cách chế với dịch nước đậu đen.

Phương pháp chế biến:

Phương pháp chế biến theo Dược điển Việt Nam: Ngâm rửa sạch hà thủ ô, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần vớt ra rửa sạch cắn nước vo gạo. Nấu nấu với dịch nước đậu đen đến khi chín đều khoảng 4-6 giờ vớt ra tháu thái phiến dày 2-3 mm tẩm dịch nấu phơi sấy, làm nhiều lần đến khi hết dịch nước đậu đen thì phơi khô kiệt. Chế dịch nước đậu đen cứ 1kg hà thủ ô thì lấy khoảng 100g đậu đen, nấu với 2lit nước đến khi hạt đậu đen chín thì gạn lấy dịch. Chế nước vo gạo bằng cách gạo vo ước cứ 1kg gạo thì lấy 2,5-3 lít nước vo.

Chế biến theo phương pháp đồ: Ngâm hà thủ ô ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm mỗi ngày thay nước một lần vớt ra rửa sach. Đồ: rải đậu đen và hà thủ ô vào chõ, cứ mỗi lượt đậu đen lại 1 lượt hà thủ ô đỏ, đồ đến khi đậu đen chín nhừ, loại bỏ đậu đen, phơi hà thủ ô đến khi khô, làm như vây nhiều lần, thái phiến phơi sấy đến khô kiệt. Tiêu chuẩn của thành phẩm là vị thuốc có phiến dày 1-2 mm màu nâu đen khô cứng ít chát.

Sự biến đổi về thành phần hóa học khi chế biến vị thuốc

Rễ hà thủ ô đỏ có tanin, anthranoid toàn phần, lecithin và một số thành phần khác. Hàm lượng tanin và anthranoid của mẫu chế biến giảm rõ rệt so với mẫu sống. Hàm lượng tanin và anthranoid ở mẫu chế với đậu đen giảm đáng kể so với mẫu không chế biến với đậu đen. Mẫu chế với đậu đen có hàm lượng tanin là 3,82%, anthranoid 0,25% mẫu không chế với đậu đen thì hàm lượng các chất cao hơn nhiều.

Sự biến đổi tác dụng sinh học của vị thuốc sau khi chế biến:

Tác dụng nhuận tràng và táo bón của mẫu đã được chế biến giảm rõ rệt so với mẫu sống không qua chế biến. Theo y học cổ truyền chế hà thủ ô đỏ với đậu đen làm tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận.

Bảo quản thuốc để nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status