Tương tác hiệp đồng

Tương tác hiệp đồng
3 (60%) 2 votes

Các tương tác này thường dẫn đến tăng tác dụng và được gọi là tương tác hiệp đồng, nó bao gồm:

Tác dụng hiệp đồng cộng:

Là khi phối hợp hai hay nhiều thuốc, tác dụng thu được bằng tổng tác dụng của các thành phần: S = a+b Loại hiệp đồng cộng thường xảy ra đối với các thuốc có cùng hướng tác dụng dược lý

VD tác dụng gây buồn ngủ sẽ tăng lên nhiều khi dùng đồng thời các thuốc ức chế thần kinh trung ương

Tác dụng hiệp đồng tăng cường:

Là trường hợp khi phối hợp hai hay nhiều thuốc mà tác dụng thu được lớn hơn tổng tác dụng của các thành phần: S > a+b Trong hiệp đồng tăng cường các thuốc thường tác dụng trên những receptor khác nhau.

VD khi phối hợp insullin với propranolol tác dụng hạ đường huyết sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn

+ Các dạng phối hợp này được lợi dụng rất nhiều trong điều trị vì phối hợp các thuốc hợp lý sẽ giảm được liều lượng thuốc, giảm được tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị

Vd Trong điều trị tăng huyết áp có thể kết hợp thuốc chẹn kênh calci là amlodipine với thuốc lợi niệu quai furosemid

+ Tuy nhiên các loại tương tác này rất khó phát hiện và phòng ngừa, do đó người thầy thuốc khó đoán trước được hậu quả

Vd: clopromazine ( thuốc ức chế tâm thần) khi phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương (thuốc an thần gây ngủ) sẽ có tác dụng hiệp đồng tăng cường làm ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status