Những điều cần biết về loét đường tiêu hóa
Contents
Khái niệm loét đường tiêu hóa
Loét là một thuật ngữ dùng để chỉ tổn thương ở da, ở niêm mạc ruột hoặc ở miệng. Thường ngụ ý để chỉ tổn thương ở đường tiêu hóa. Loét thường phát triển khi dịch acid dạ dày kích thích và phá hủy ở mô đường tiêu hóa. Tăng tiết acid và sự hiện diện của vi sinh vật, như helicobacter pylori, thường là nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa. Các yếu tố khác như hút thuốc và stress ăn uống không điều độ và chế độ ăn không thích hợp uống quá nhiều rượu và một số loại thuốc cũng gây loét. Một số trường hợp loét sẽ tự lành không cần điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng có thể tái phát và nặng hơn nếu nguyên nhân gây loét vẫn còn.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, chọn thức ăn dễ tiêu. Các bữa ăn thịnh soạn có thể làm bệnh nặng hơn trong khi các bữa ăn nhỏ có thể làm dễ chịu cơn đau.
Tránh hoặc không uống các thức uống có cafein. Các loại thức uống này có thể làm loét nặng thêm.
Giảm căng thẳng bằng cách thư giãn ngoài giờ làm việc. mặc dù bản than stress không gây loét nhưng stess có thể kích thích dạ dày tiết acid.
Tránh các thức ăn có cồn vì có thể làm chậm lành loét ở dạ dày.
Tránh các thức ăn chua cay hoặc nhiều gia vị khi bị loét.
Ngưng hút thuốc vì nicotin có thể làm tăng nồng độ và thể tích acid dạ dày.
Tránh dùng một số thuốc như kháng viêm không steroid, vì có thể gây xuất tiết tiêu hóa và có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng loét. Nếu cần phải dùng thuốc này thường xuyên hãy dùng liều nhỏ và ăn no trước khi sử dụng thuốc.
Chuối có thể giúp điều trị loét tiêu hóa, chuối trung hòa lượng acid dư trong dịch dạ dày, và làm giảm kích ứng vết loét bằng cách bao phủ niêm mạc dạ dày.
Nước ép rau quả tươi đặc biệt là cà rốt và bắp cải sữa hạnh nhân và sữa dê cũng có lợi trong điều trị loét tiêu hóa.
Cách lựa chọ điều trị loét đường tiêu hóa
Thuốc kháng acid chống loét và chống trào ngược
Thuốc kháng acid: hợp chất có tính bazo làm trung hòa acid trong dạ dày.
Các thuốc chống loét ngăn cản bài tiết acid và nhóm bảo vệ tế bào niêm mạc.
Thuốc ức chế h2: làm giảm tạm thời triệu chứng và phòng ngừa chứng khó tiêu bằng cách tác động trên các thụ thể histamine ở niêm mạc dạ dày ngăn cản tiết dịch vị
Thuốc ức chế bơm proton: thuốc kháng tiết có tác động ngăn cản bài tiết dịch vị
Các thuốc kháng sinh
Thuốc trợ tiêu hóa: kháng acid men tiêu hóa các thuốc chống đầy hơi có trong các sản phẩm kết hợp cũng được dùng để điều trị loét và các triệu chứng của nó.
Thuốc điều hòa tiêu hóa chống đầy hơi và kháng viêm: chứa các chất kháng acid và chống đầy hơi
Thuốc giải lo âu: dùng hỗ trợ trong điều trị loét dạ dày và tá tràng nhờ khả năng giúp giảm tiết gasrin.
Điều trị hỗ trợ: sữa, cam thảo, vitamin, sữa chua.