kháng sinh tổng hợp
Những bài trước tôi đã trình bày cho các bạn về kháng sinh tự nhiên, bài hôm nay sẽ nói về kháng sinh tổng hợp
Kháng sinh tổng hợp có 2 nhóm là: nhóm quinolon và nhóm dẫn xuất 5-nitro imidazol
Trong bài này sẽ nói về nhóm kháng sinh thuộc nhóm quinolon trước tiên
Gồm 2 loại
Loại kinh điển: acid nalidixic, oxolinic, pipemidic, piromidic và flumequin… Trong đó điển hình là acid nalidixic
Loại mới ( fluoro quinolon) : rosoxacin, pefloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin
Contents
Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Ức chế ADN – gyrase, ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
Ngoài ra quinolon còn tác dụng trên ARNm làm ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
Các quinolon đều là kháng sinh diệt khuẩn.
Phổ tác dụng
Quinolon kinh điển :
Trực khuẩn gram (-) đường tiêu hoá và tiết niệu (E.coli, proteus, salmonella, shigella).
Không tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)
Không tác dụng trên vi khuẩn gram (+).
Quinolon mới (fluoro quinolon):
T/d hầu hết các vi khuẩn gram (-): E. coli, salmonella, shigella, enterobacter, pseudomonas aeruginosa, enterococci… kể cả vi khuẩn gây bệnh trong tế bào như clamydia, brucella…
Tác dụng với phế cầu, tụ cầu kể cả loại khángmethicilin
Vi khuẩn trong tế bào: clamydia, mycoplasma, brucella, mycobacterium…
Tác dụng không mong muốn
Trên hệ tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Trên Sụn: thí nghiệm trên động vật non đã thấy huỷ hoại mô sụn, nên không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Đau cơ, đau gân và có thể gây viêm gân Achille
Gây dị ứng ngoài da: ngứa, phù, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng….Nặng gây hội chứng Lyell.
Thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, ngủ gà, ảo giác… hay thấy ở người cao tuổi và có suy thận.
Viêm gan, vàng da, huỷ hoại tế bào gan
Trẻ < 3 tuổi có thể gây rối loạn thị giác do đó nên chống chỉ định và thay bằng kháng sinh khác phù hợp
Tuy nhiên, Tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch dễ gây ngừng thở và truỵ hô hấp.
Chỉ định
Loại kinh điển
Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt do khuẩn gram (-) trừ pseudomonas aeruginosa( trực khuẩn mủ xanh)
Điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá.
Dùng đường uống là chính, tiêm tĩnh mạch chỉ dùng trong bệnh viện khi thật cần.
Fluoro quinolon: chỉ dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn gram (-) ưa khí như:
Nhiễm khuẩn tiết niệu trên hoặc dưới, viêm tuyến tiền liệt.
Bệnh lây theo đường tình dục: Lậu,hạ cam viêm nhiễm vùng chậu hông
Nhiễm khuẩn tiêu hoá do: E. coli, S. typhi, viêm phúc mạc.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
Nhiễm khuẩn xương – khớp và mô mền do trực khuẩn gram (-) và tụ cầu vàng
Điều trị tại chỗ: viêm kết mạc, viêm mi mắt…
Chống chỉ định
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, tháng cuối và đang cho con bú.
Trẻ < 16 tuổi ( vì làm mô sụn bị huỷ hoại ).
Bệnh nhân suy gan, thận
Người thiếu men G6PD, động kinh, người đang vận hành máy móc hoặc làm việc trên cao (vì gây chóng mặt, ngủ gà).
Cách dùng và liều lượng: tùy từng trường hợp và tùy loại thuốc mà có cách dùng và liều dùng khác nhau
Quinolon kinh điển bao gồm và biệt dược trên thị trường
Acid nalidicic (Biệt Dược: negram)
Fluoro quinolon
Pefloxacin
Norfloxacin (Biệt Dược: noroxin):
Ofloxacin (Biệt Dược: oflocet):
Ciprofloxacin (Biệt Dược: ciflox, ciprobay)
Rosoxacin
Levofloxacin (levaquin).