Kháng sinh kết hợp Cotrimoxazol

Kháng sinh kết hợp Cotrimoxazol
Rate this post
Biseptol

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cotrimoxazol là một thuốc phối hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprim. Sulfamethoxazol có cơ chế là ức chế cạnh tranh tổng hợp acid folic của vi khuẩn,  Trimethoprim có cơ chế tác dụng là ức chế đặc hiệu E.dihydrofolat reductase của vi khuẩn. Khi dùng phối hơp trimethoprim và sulfamethoxazol ta có được tác dụng ức chế hai giai đoạn của sự chuyển hóa acid folic, ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và hậu quả là ức chế tổng hợp DNA của vi khuẩn. Cơ chế này giúp chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng đối với cả trường hợp khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc. Hiện nay Chế phẩm cotrimoxazol được phối hợp với tỷ lệ 1:5.

Các vi sinh vật thường nhạy cảm với thuốc:

E. coli., Enterobacter sp, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, bao gồm cả P. vulgaris, H. influenzae, S. pneumoniae, Shigella flexneri và Shigella sonnei, Pneumocystis carinii.

Một số vi sinh vật thường kháng thuốc là: Enterococcus, Pseudomonas, Campylobacter, vi khuẩn kỵ khí, não mô cầu, lậu cầu, Mycoplasma.

Tính kháng cotrimoxazol của vi khuẩn khác nhau theo từng vùng, nông thôn hay thành thị, nên đòi hỏi thầy thuốc có sự cân nhắc lựa chọn thuốc kỹ.

Dược động học

Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh, có sinh khả dụng cao. Thuốc gắn vào protein huyết tương trung bình. Thời gian bán thải của trimethoprim là 9 – 10 giờ, sulfamethoxazol là 11 giờ. Vì vậy cho thuốc cách nhau 12 giờ là thích hợp. Tỷ lệ 1:5 giữa trimethoprim và sulfamethoxazol thích hợp cho viên nén. Tuy nhiên trong huyết thanh, tỷ lệ này là 1:20 do trimethoprim khuếch tán tốt hơn ra ngoài mạch máu, đi vào trong các mô. Trimethoprim đi vào trong các mô và các dịch tiết tốt hơn sulfamethoxazol. Nồng độ thuốc trong nước tiểu cao hơn 150 lần nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Chỉ định

Điều trị các nhiễm khuẩn như:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành.

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Ðợt cấp viêm phế quản mạn.

Viêm phổi cấp ở trẻ em.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em.

Viêm xoang má cấp người lớn.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:

Lỵ trực khuẩn.

Thuốc hàng hai trong điều trị thương hàn (ceftriaxon hoặc một fluoroquinolon thường được ưa dùng).

Nhiễm khuẩn do Pneumocystis carinii:

Viêm phổi do Pneumocystis carinii.

Chống chỉ định

Bệnh nhân bị Suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương; người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic; mẫn cảm với  thành phần của thuốc là sulfonamid hoặc với trimethoprim; trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

Thận trọng

Lưu ý khi dùng thuốc với những bệnh nhân có: Chức năng thận suy giảm; dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi và khi dùng cotrimoxazol liều cao dài ngày; mất nước; suy dinh dưỡng.

Thời kỳ mang thai

Sulfonamid có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do đẩy bilirubin ra khỏi albumin. Cả hai thành phần của thuốc có thể cản trở chuyển hóa acid folic,vì vậy thuốc dùng lúc mang thai khi thật cần thiết. Nếu cần phải dùng thuốc trong thời kỳ có thai, điều quan trọng là phải dùng thêm acid folic.

 

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn thường gặp phải xảy ra ở đường tiêu hóa và các phản ứng trên da xảy ra ở người bệnh dùng thuốc: nổi ban, ngứa, mụn phỏng. Một số tác dụng bất lợi thường nhẹ nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây chết, như hội chứng Lyell.

Gan: Vàng da, ứ mật ở gan, hoại tử gan.

Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm đường huyết.

Tâm thần: Ảo giác.

Sinh dục – tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.

Tai: Ù tai.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status