Tương tác thuốc
Contents
- 1 Tương tác giữa thuốc với thức ăn và đồ uống
- 1.1 Tương tác thuốc với thức ăn
- 1.2 Tương tác thuốc với đồ uống
- 1.2.1 Nước
- 1.2.2 Những loại đồ uống nên tránh
- 1.2.3 Rượu – Rượu có nhiều tương tác bất lợi với rất nhiều loại thuốc, trong thời gian dùng thuốc phải ngừng uống rượu. + Paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan. + Các loại kháng H1: Cetirizin, Cinnarizine có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, do đó khi uống với rượu sẽ xuất hiện ức chế quá mức ngay ở liều thấp. + Các loai kháng H2: Ranitidin, Nizatidine sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa rượu và tăng mức alcol trong máu, gây nhức đầu, buồn nôn…. + Các thuốc chống tăng huyết áp: Captopril, Enalapril, Nifedipine, Bisoprolol, Metoprolol … Do tác dụng giãn mạch ngoại vi của rượu nên ngay khi uống đồng thời với các thuốc tăng huyết áp có thể gây hạ huyết áp thể đứng, choáng váng và ngất xỉu. Nhưng nếu uống nhiều và đều đặn thì lại làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. + Các thuốc chống đái tháo đường: Glucophage, Diamicron, Glimepirid gây tác dụng hợp đồng lên chuyển hóa hydratcarbon dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết đột ngột, gây hôn mê. + Rượu và thuốc kháng khuẩn: Một số chất khi dùng với rượu sẽ gây phản ứng antabuse (sợ rượu) như các: Cephalosporin, Isoniazid, Metronidazol… Hiểu được mối tương tác này, người bệnh có thể chọn nước để uống thuốc cho thích hợp và đồng thời tránh những thức ăn, đồ uống có ảnh hưởng nhiều đến tác dụng hoặc độc tính của thuốc.
Tương tác giữa thuốc với thức ăn và đồ uống
Tương tác thuốc với thức ăn
uống thuốc lúc đói, thuốc chỉ lưu lại dạ dày chừng 10 – 30 phút rồi được tống ngay xuống ruột. nếu uống thuốc lúc no, thời gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể từ 1 – 4 giờ. Điều này ảnh hưởng đến sinh khả dụng của nhiều thuốc.
+ Các thuốc kém bền trong môi trường axid như Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin… bị lưu lại dạ dày lâu sẽ tăng khả năng bị phá hủy do đó giảm sinh khả dụng.
+ Với các thuốc được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột ( Diclofenac), viên giải phóng chậm ( Adalat reta) thì việc giữ lại dạ dày lâu là hoàn toàn bất lợi vì màng bao viên có thể bị vỡ, gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. những thuốc này nên uống trước bữa ăn chừng 30 phút đến 1 giờ hoặc 1 – 2 giờ sau khi ăn.
Tương tác thuốc với đồ uống
Nước
Nước là dung môi thích hợp nhất cho các loại thuốc vì không xảy ra hiện tượng tương kỵ khi hòa tan thuốc.
Nước là phương tiện dẫn thuốc vào dạ dày – ruột, làm tăng tan rã và hòa tan hoạt chất, giúp hấp thu thuốc dễ dàng.
Lượng nước nhiều sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh qua thận và do đó giảm được tác dụng phụ của nhiều loại thuốc như: Sulfamid. Lượng nước cần uống thuốc phải từ 50 – 100ml.
Tuy nhiên có một số thuốc chỉ cần uống với một lượng ít nước mới đạt hiệu quả điều trị cao như:
+ Thuốc tẩy giun sán: Albendazol, Mebendazol
+ Antacid: Gastropulgite, Phosphalugel
Những loại đồ uống nên tránh
– Các loại nước hoa quả, nước khoáng kiềm, các loại nước ngọt đóng hộp có gas vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu thuốc quá nhanh.
– Không dùng sữa để uống thuốc vì bản chất của sữa là caseinat calci, Ion calci có thể tạo phức với nhiều loại thuốc, Tetracyclin nếu uống với sữa có thể cản trở sự hấp thu.
Các lipid trong sữa có thể hòa tan một số thuốc vào trong đó và giữ thuốc lại, protein trong sữa có thể liên kết với một số thuốc có ái lực cao với protein. Tất cả các quá trình này đều cản trở hấp thu thuốc. Đa phần các kháng sinh thông dụng đều bị sữa làm giảm hấp thu như Erythromycin, Penicilin V…
– Cà phê, chè: Tanin trong chè có thể gây tủa nhiều thuốc có chứa sắt hoặc alcaloid. Cafein trong cà phê có thể làm tăng độ hòa tan của một số thuốc như ergotamin nhưng lại cản trở hấp thu các loại thuốc liệt thần
– Nước bưởi: Làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc dùng chung như: Nifedipin do nước bưởi chứa Naringin gây ức chế enzyme Cyt P450.