Thuốc y học cổ truyền theo học thuyết ngũ hành
Contents
Học thuyết ngũ hành là gi?
Học thuyết ngũ hành là học thuyết cổ. Ngũ hành bao gồm : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thuyết ngũ hành đề cập tới quan hệ mật thiết hữu cơ giữa các ngũ hành với nhau: tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ.
Theo quy luật tương sinh: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ thế phát triển luân hồ, hành này hỗ trợ thúc đẩy hành kia.
Theo quy luật tương khắc : kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hảo, hảo khắc kim, hành này ức chế kìm hãm hành khi.
Theo quy luật tương thừa: hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc: kim khắc mộc kim mạnh hơn mộc, mộc khắc thổ nhưng mộc mạnh hơn thổ, thổ mạnh hơn thủy, thủy mạnh hơn kim.
Theo quy luật tương vũ : hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc: mộc mạnh hơn kim, thổ mạnh hơn thủy, hỏa mạnh hơn thủy, kim mạnh hơn hỏa.
Thuốc y học cổ truyền
Thuốc y học cổ truyền mang tính chất tương sinh.
Thuốc kiện tỳ bổ phế khí : thuốc dùng tính chất kiện tỳ song lại được chữa các bệnh phế hư như đẳng sâm, hoàng kỳ, cam thảo, hoài sơn,
Thuốc dùng với tính chất bổ thận thủy song lại ức chế can hảo vượng như: hoàng tinh, tục địa, phương lục vị, phương bổ âm
Thuốc dùng với tính chất bổ can, song lại có ý nghĩa bổ tâm huyết như bạch thược, hà thủ ô đỏ, đương quy
Thuốc với tính chất bổ phế song lại bổ thận như tắc kè, cao ban long, tử hà sa
Thuốc với tính chất thanh tâm hảo song lại thanh thấp nhiệt ở tỳ như tô mộc, mã xỉ hiện.
Thuốc y học cổ truyền mang tính chất tương khắc
Một số vị thuốc thán sao như trắc bách diệp, hoa hòe, quy nạp hành thủy (thận), tương khắc với hành hỏa (tâm). Với công năng chỉ huyết, dùng khi xuất huyết( vì tâm chủ huyết mạch)
Thuốc y học cổ truyền mang tính chất tương thừa
Về mặt chứng trạng :
Lấy hành thổ và thủy làm ví dụ: thổ lấn át thủy. Nếu lấy tạng làm chủ thể thì tạng tỳ mạnh hơn tạng thận, tỳ khí mạnh hơn thận khí. Trong trường hợp cụ thể này thì thận khí kém gây ù tai, di tinh, di niệu nặng hơn là sa tử cung, thoát vị,..
Thuốc mang tính chất tương thừa:
Thuốc quy kinh tỳ vị (hành thổ) song có đủ sức mạnh để tác động vào thận khí, giúp cho thận khí mạnh lên, điều trị các chứng sa giáng trên của thận. Đó là những thuốc kiện tỳ ích khí như nhân sâm, đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn.
Tương tự như hành hỏa vơi hành kim, ta biết tâm chủ phế, phế chủ khí chẳng hạnh huyết sinh nhiệt phong thì ảnh hường trực tiếp đến tạng phế ( phế chủ bì mao). Dùng các laoị thuốc mang tính tương thừa như hoàng liên, liên kiều (quy kinh tâm) song lại chữa được bệnh ngứa ở bì phu.
Thuốc y học cổ truyền mang tính tương vũ
Lấy hành kim (tạng phế) và hành mộc ( tạng can) làm ví dụ phế bị bệnh phế ung (abces phổi) ho, xuất huyết. Những thuốc mang tính tương vũ tuy quy kinh can song lại có tác dụng ở phế như hoàng cầm chữa bệnh phế ung, phế có mủ, địa cốt bì thanh phế nhiệt, chi tử chỉ khái huyết.