Tác dụng của thuốc phenobarbital

Tác dụng của thuốc phenobarbital
Rate this post

Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm barbiturat. 

phenobarbital

Tác dụng của thuốc phenobarbital.

Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm  barbiturat. Phenobarbital và  barbiturat khác có tác dụng tăng cường , bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric (GABA) ở não.

Phenobarbital và  barbiturat khác làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron.

Chỉ định của thuốc.

Ðộng kinh (trừ động kinh cơn nhỏ): Ðộng kinh cơn lớn, động kinh cục bộ.

Phòng  cơn co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.

Vàng da sơ sinh, người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.

Chống chỉ định của thuốc.

Người quá mẫn với phenobarbital.

Người có suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn.

Người  có rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Ngừoi suy gan nặng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc.

Người bệnh có tiền sử  bị nghiện ma túy, nghiện rượu. Người suy thận. Người cao tuổi.

Không được dừng thuốc đột ngột ở người  mắc động kinh.

Dùng phenobarbital lâu ngày có thể  gây  tình trạng lệ thuộc thuốc.

Người bị trầm cảm.

  • Trong thời kỳ mang thai

Phenobarbital qua  được nhau thai. Những bà mẹ được điều trị bằng phenobarbital có nguy cơ đẻ con,  bị dị tật bẩm sinh cao 2 – 3 lần so với bình thường. Dùng phenobarbital ở người mang thai  điều trị động kinh có nguy cơ gây nhiều dị tật bẩm sinh thai nhi (xuất huyết lúc ra đời, phụ thuộc thuốc). Nguy cơ dị tật bẩm sinh càng cao, nếu thuốc vẫn được dùng mà không cắt được  cơn động kinh. Trong trường hợp này,  cần cân nhắc giữa lợi và hại, vẫn phải tiếp tục dùng thuốc nhưng với liều thấp nhất đến mức có thể để kiểm soát các cơn động kinh. Nếu người mẹ không bị động kinh, nhưng dùng phenobarbital trong thời kỳ mang thai, nguy cơ về dị tật ít thấy, nhưng tai biến xuất huyết và lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh là vấn đề đáng lo ngại. Chảy máu ở trẻ sơ sinh cũng giống như chảy máu do thiếu hụt vitamin K và điều trị khỏi bằng vitamin K

  • Trong thời kỳ cho con bú

Phenobarbital bài tiết vào sữa mẹ. Do sự đào thải thuốc ở trẻ bú mẹ chậm  nên thuốc có thể tích tụ đến mức nồng độ thuốc trong máu trẻ có thể cao hơn người mẹ và gây an thần cho trẻ. Phải  thận trọng khi bắt buộc phải dùng phenobarbital cho người cho con bú. Phải  căn dặn các bà mẹ cho con bú mà uống phenobarbital, nhất là  dùng với liều cao, chú ý theo dõi con mình xem có bị tác dụng ức chế của thuốckhông. Cũng nên phải theo dõi nồng độ phenobarbital ở trẻ để tránh mức gây độc.

Tác dụng phụ của thuốc.

  • Thường gặp là:

Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật

Xuât hiện hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi.

Gây rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, lo sợ, bị kích thích, lú lẫn (ở người bệnh cao tuổi).

Nổi mẩn do bị  dị ứng (hay gặp ở người bệnh trẻ tuổi).

  • Ít gặp hơn:

Bị còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng  xương, đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau khi điều trị), đau khớp.

Gây rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Gây hội chứng Lyell (có thể tử vong).

  • Hiếm gặp là:

Gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.

Xử trí các TH:

Phải  chú ý giảm liều phenobarbital ở người bệnh cao tuổi, người có tiền sử bệnh gan hay bệnh thận.

Nếu tiêm phenobarbital vào tĩnh mạch thì  cần phải tiêm thật chậm (dưới 60 mg/phút). Khi tiêm quá nhanh có thể gây ức chế hô hấp. Cần dành đường tiêm tĩnh mạch cho cấp cứu trạng thái động kinh cấp tính, chỉ nên tiến hành tại bệnh viện và phải theo dõi thật chặt chẽ.

Khi có bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc phải ngừng dùng phenobarbital ngay.

Do tác dụng cảm ứng của phenobarbital lên cytochrom P450, nồng độ trong huyết tương của vitamin D2 và D3 (và cả calci), ở người được điều trị chống co giật liều cao, dài ngày, có thể bị giảm . Người bệnh điều trị bằng phenobarbital phải được bổ sung thêm vitamin D (ở trẻ em 1200 – 2000 đvqt mỗi ngày) và acid folic để phòng bệnh còi xương , nhuyễn xương do dùng thuốc chống co giậ

 Liều lượng dùng:

Liều lượng dùng  tùy thuộc từng người bệnh. Nồng độ phenobarbital trong  huyết tương 10 microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở đa số người bệnh. Nồng độ phenobarbital  trong huyết tương lớn hơn 50 microgam/ml có thể gây hôn mê và nồng độ vượt quá 80 microgam/ml có thể gây tử vong. Tổng liều dùng hàng ngày không được phép vượt quá 600 mg.

 

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status