Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết
Rate this post

Bệnh sốt xuất huyết và các lỗi thường gặp trong điều trị

1. Bác sĩ truyền nhiễm chỉ rõ sai lầm chữa sốt xuất huyết khiến bệnh trầm trọng thêm

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ rõ những sai lầm hay gặp phải khi điều trị bệnh sốt xuất huyết mà cả bác sĩ và người dân cần tránh.

Muỗi vằn đốt gây bệnh sốt xuất huyết

Thời gian qua, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) nhập viện trong tình trạng nặng, có những ca bệnh trong tình trạng suy thận và tổn thương gan do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ những sai lầm trong điều trị căn bệnh này.

2. Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt và hạ sốt dồn dập

TS. Cường cho biết, do bệnh nhân SXH thường sốt cao 39 – 40 độ C, nên người nhà luôn tìm cách giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh này sốt do virus, nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục tăng cao.
Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan, kể cả thuốc hạ sốt nhét hậu môn đối với trẻ em. Để giảm sốt, người nhà nên cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm.

Hạ sốt bằng aspirin và ibuprofen có nên hay không?

TS. Cường khuyến cáo, người mắc SXH tuyệt đối không dùng thuốc aspirin và ibuprofen, vì 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
“Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ”, TS. Cường cho biết thêm.

Sốt xuất huyết

TS. Cường nhấn mạnh, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
Truyền dịch cho bệnh nhân SXH cần theo đúng phác đồ y tế, nếu truyền dịch đường uống giai đoạn đầu của bệnh cũng cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp truyền dịch không phù hợp, truyền đạm, truyền dung dịch cao phân tử ngay từ những ngày đâu đều không cần thiết và có thể làm bệnh nặng lên.

Dùng kháng sinh trị SXH

Rất nhiều người cứ thấy sốt là tự ý mua kháng sinh sử dụng, nhưng với với bệnh SXH do virus gây ra, dùng kháng sinh không khỏi bệnh.Bên cạnh đó việc sử dụng corticoid cũng không được khuyến cáo sử dụng.
Một vấn đề nữa, theo TS. Cường, nếu không chú ý, bệnh SXH cũng dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác do viêm nhiễm nào đó gây nên. Khi đó thầy thuốc cũng cần hết sức lưu ý vì nếu chỉ định dùng kháng sinh cũng không có tác dụng.

Kiêng tắm, kiêng ăn

Về quan niệm kiêng tắm, kiêng ăn một số thực phẩm khi bị bệnh SXH, TS. Cường cho rằng, đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc SXH kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh.
Vì vậy, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch. Không nên áp dụng các bài thuốc lá, thuốc nam truyền miệng không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh.

Bị bệnh rồi có mắc lại hay không?

TS. Cường cũng cho biết, bệnh SXH không có kháng thể miễn dịch đối với những người đã mắc bệnh. Mỗi người có thể sẽ mắc SXH 4 lần trong cả đời người vì hiện nay có 4 tuýp virus SXH. Tất cả các đối tượng đều có thể bị SXH. SXH không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh, mà chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Muỗi đốt truyền virus

Cách điều trị

Trong những ngày đầu mắc bệnh, người dân chỉ cần uống thuốc hạ sốt, bù nước qua đường uống, hoặc uống oresol bù dịch hay truyền nếu có chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, có xuất huyết, tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị.
Nếu người bệnh được chẩn đoán SXH thì cần được làm các xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị, tránh tình trạng người bệnh phải vào viện quá muộn, gây những biến chứng đáng tiếc.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status