Những vị thuốc thanh nhiệt giải độc
Contents
Mụn nhọt, trứng cá, mẩn ngứa, dị ứng là nguyên dân do đâu?
Nhiệt độc trong cơ thể có hai nguyên nhân gây nên. Có thể do nguyên nhân bên trong do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không đủ sức thanh thải chất độc trong quá trình chuyển hóa sinh ra và tích tụ lại. Ví dụ chức năng gan quá yếu không đủ khả năng làm nhiệm vụ giải độc của mình, thận yếu làm gải năng thanh lọc kém, đại tràng yếu không thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể… khiến tích tụ chất độc, tạo điều kiện phát sinh mụn nhọt, sang lở mẩn ngứa, dị ứng. Cũng có thể so nguyên nhân bên ngoái dẫn đến tích độc cho cơ thể như côn trùng, rắn rết hoặc hơi của các chất độc cây cỏ, ăn phải các thức ăn độc hay thức ăn mang tính chất dị ứng.
Như vậy không kể là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài làm cơ thể bị nhiệt độc thì dùng thuốc thanh nhiệt giải độc như kim ngân hoa, bồ công anh,thanh đại, liên kiều, xạ can
Một số vị thuốc thanh nhiệt giải độc:
1, Kim ngân hoa.
Theo nghiên cứu kim ngân hoa có tác dụng khác khuẩn, phổ kháng khuẩn của kim ngân hóa khá rộng do ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ , trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, bạch hầu, liên cầu, tụ cầu. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế một số nấm ngoài da.
Trong y học cổ truyền, kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc do thuốc có tính hàn có thể thanh nhiệt, vị ngọt đắng có thể giải độc dùng trong các trường hợp nhiệt độc sinh mụn nhọt, nhọt vú, nhọt tỏng ruột, dị ứng mẩn ngứa. Cũng có thể phối hợp với kinh giới, bồ công anh, cúc hao, sài đất
Một công dụng khác của kim ngân hóa là thanh nhiệt biểu nhiệt dùng tỏng các trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt thường phối hợp với liên kiều.
Kim ngân hoa cũng có tác dụng lương huyết chỉ huyết, giả độc sát khuẩn: dùng trong bệnh sưng đau hầu họng, viêm họng, viêm amidan , đau mắt đỏ. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để chữa viêm ruột thừa cấp tính.
2, Bồ công anh
Nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy bồ công anh có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, tăng cười loại trừ chất độc, chất gây ô nhiễm qua gan thận, tác dụng kháng lại một số vi khuẩn như lỵ khuẩn.
Theo y học cổ truyền bồ công anh giúp thanh can nhiệt dùng với bệnh đau mắt đỏ phối hợp với hạn khô thảo, thảo quyết minh.
Tác dụng giải độc tiêu viêm dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt là nhọt vú, nhọt trong ruột : bồ công anh 12g, hậu phác, đại hoàng mỗi thứ 12g.
Boò công anh còn được dùng tiêu viêm trừ mủ trong các trường hợp viêm tai, viêm đường tiết niệu. Cũng có tác dụng giải độc khi bị rắn cắn.
Một tác dụng khác của bồ công anh là lợi sữa giảm đau dùng với phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, tắc sữa: dùng lá bồ công anh tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống, giã đắp. Cũng có thể kích thích tiêu hóa trong các trường hợp tiêu hóa bất chấn, ăn không ngon, đầy trướng bụng do khí tích vị tràng.