Những nguyên tắc khi điều trị bằng y học cổ truyền.
Contents
Nguyên tắc khi điều trị bằng y học cổ truyền.
1 Chính trị và phản trị
Chính trị: tức là Dùng thuốc tác dụng ngược lại triệu chứng
VD: nhiệt sốt cao dùng thuốc thanh nhiệt để chữa.
Phản trị tức là Dùng thuốc tác dụng cùng với triệu chứng (bệnh chân giả)
VD: nhiễm trùng gây sốt cao (chân nhiệt), sốt cao nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên chân tay lạnh (giả hàn) dùng thuốc hàn lương để chữa.
2 Hư thì bổ, thực thì tả
hư thì bổ, thực thì tả, có sự kết hợp bổ tả
Bệnh hư là gi
Khí hư trị bằng thuốc bổ khí như phương tứ quân tử, quy tỳ,…\
Huyết hư trị bằng thuốc bổ huyết: phương tứ vật, hà sa đại tạo hoàn
Khí huyết lưỡng hư thì trị bằng thuốc bổ khí huyết như phương bát trân, thập toàn đại bổ,…
Âm hư thì trị bằng thuốc bổ âm như phương lục vị địa hoàng, bát tiên trường thọ,…
Dương hư thì trị bằng thuốc bổ dương như phương Bát vị quế ph
Tạng phủ hư thì dùng thuốc trị vào tạng phủ đó: Tâm tỳ hư dùng phương Quy tỳ; Tâm âm hư dùng phương Thiên vương bổ tâm đan; phế âm hư dùng phương Bách hợp cố kim thang\
Chú ý rằng : Bệnh hư nhẹ dùng thuốc bổ khí huyết, hư nặng dùng thuốc bổ thủy hỏa “Tiểu bệnh trị khí huyết, đại bệnh trị thủy hỏa
Tạng bị hư có thể dùng thuốc bổ vào tạng là mẹ nó “con hư bổ mẹ”
Bệnh thực là gi
Là bệnh cấp tính hoặc đợt cấp tính của bệnh mãn tính. Bệnh diễn biến nhanh, phức tạp, dữ dội
Điều trị: Tấn công vào tà khí (nguyên nhân gây bệnh). VD
Bệnh hoàng đản do can đởm thấp nhiệt trị bằng phương Long đởm tả can thang
Sốt cao do nhiệt độc ở Dương minh thì dùng phương Bạch hổ than
Tâm nhiệt gây chảy máu thì trị bằng thuốc thanh tâm nhiệt, lương huyết chỉ huyết
Bàng quang thấp nhiệt thì trị bằng thuốc thanh nhiệt bàng quang, lợi thấp
Biểu hàn (phong hàn phạm biểu) thì trị bằng thuốc phát tán phong hàn
Huyết nhiệt gây mụn nhọt lở loét thì trị bằng thuốc thanh nhiệt lương huyết
Chú ý Tạng bị thực thì có thể dùng thuốc tả vào tạng là con nó “mẹ thực tả con”
- VD: Phế thực thì tả vào thận, vì thận thủy sinh phế kim
Bệnh cảm hàn, trúng hàn, phong thấp cần uống lúc nóng, bệnh nhiệt dùng thuốc thanh nhiệt cần uống lúc nguội (để tăng tác dụngVới chứng chân hàn giả nhiệt dùng thuốc ôn nhiệt nhưng uống lúc nguội, bệnh chân nhiệt giả hàn dùng thuốc hàn lương nhưng uống ấm (để người bệnh có thể dung nạp, không nôn ra)Các thuốc lý khí, lý huyết, nhuận hạ cần uống lúc ấm (để thuốc dễ lưu hành)Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Nhưng khi cần cấp cứu thì uống bất cứ lúc nào
Kiêng kỵ khi uống thuốc
Kiêng các thức ăn có tính năng đối lập với thuốc. VD:+ Uống thuốc thanh nhiệt, kiêng các thức ăn mang tính kích thích, vị cay nóng như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó+ Uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu không nên ăn thức ăn sống lạnh: rau sống, thịt trâu, ba ba, rau dền, cua, ốc,…+ Uống thuốc dị ứng không nên ăn cua cá biển, nhộng, lòng trắng trứng
Uống thuốc có kinh giới kiêng thịt gà
+ Uống thuốc có mật ong kiêng hành
+ Uống thuốc có thương nhĩ tử kiêng thịt ngựa, thịt lợn
+ Uống thuốc thanh phế trừ đờm kiêng chuối tiêu
+ Uống thuốc thanh nhiệt kiêng ăn trứng
– Nói chung, uống thuốc cổ truyền kiêng đậu xanh, cải sen (cải bẹ) vì bị giã thuốc
* Tuy nhiên cũng không nên kiêng khem thái quá mà ảnh hưởng tới sức khỏe