Một số phụ liệu dùng trong chế biến thuốc
Gừng
Gừng Là vị thuốc có tính cay vị ôn, quy kinh tỳ vị phế.
Công năng là phát tán phong hàn, ôn trung hòa vị, chỉ nôn.
Thành phần hóa học: tinh dầu , chất cay, chất nhựa, tinh bột.
Ứng dụng trong chế biến:
Dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị, ôn trung tiêu, vì thế tăng tác dụng chỉ nôn,
Dẫn thuốc vào kinh phế ôn phế vì thế tăng tác dung chỉ ho
Giảm tính hàn của một số vị thuốc.
Giảm tính nê trệ của một số vị thuốc sinh tân dịch như: huyền sâm, sinh địa, mạch môn, thiên môn, sa sâm đẳng sâm..
Tăng tác dụng phát tán của thuốc
Giảm tính kích ứng của một số vị thuốc có vị ngứa như bán hạ, nam tinh.
để sử dùng thường lấy gừng giã nát thêm nước vắt lấy dịch nước tẩm hoặc ngâm với thuốc.
Rượu
Rượu dùng để chế biến thuốc là rượu được chế từ các ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn. Trung Quốc sử dụng hoàng tửu rượu được chiết ra sau giai đoạn lên men, ủ ngâm, dịch này được gọi là hoàng tửu. Phương pháp chế với thuốc gọi là tửu chế.
Rượu có vị cay ngọt tính nhiệt có độc, công dụng thông huyết mạch, tán thấp khu phong,
Thành phần hóa học: alcol ethylic, một số chất thơm.
Ứng dụng trong chế biến: vị cay tính nhiệt có tác dụng thăng đề tăng dẫn thuốc lên thượng tiêu và ra ngoài bì phủ. Giảm tính hàn tăng tính ấm của vị thuốc. Bảo quản thuốc: rượu có khả năng làm đông vón một số thanh phần dễ gây nấm mốc như chất nhày pectin..
Tác dụng dược lý: liều lớn rượu còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giảm thân nhiêt, tăng nhanh khả năng hấp thu thức ăn, thuốc và các chất độc.
Trong chế biến tác dụng trực tiếp của rượu không đáng kể vì lượng nhỏ bị bay hơi khi sao.
Vị thuốc thường được dùng: thuốc thăng dương khí như thăng ma sài hồ,thuốc có tính hàn như hoàng liên, hoàng cầm. thuốc bổ như đương quy bạch thược.
Mật ong
Phương pháp chế biến thuốc với mật ong còn được gọi là trích như trích cam thảo, hoàng ký
là vị dược liệu có vị ngọt tính bình, không độc. quy kinh phế, tỳ, vị, đại trường. công năng của mật ong là bổ trung kiện tỳ, nhuận táo, giải độc.
Thành phần hóa học: đường đơn glucose và levulose, đường đôi saccarose, acid hữu cơ như acid formic, acid acetic, vitamin A,D,E,..
Ứng dụng trong chế biến:
Tăng tác dụng kiện tỳ, vị bổ khí. Tác dụng bổ khí có liên quan trực tiếp với phần đường. Tác dụng bổ khí có liên quan trực tiếp với các men và vitamin.
Tăng tác dụng nhuận bổ: hoàng kỳ trích mật, bạch truật trích mật
Bảo quản vị thuốc: trong quá trình chế biến có giai đoạn sao đến khi vị thuốc có màu vàng, màu vang là kết quả của hiện tượng caramen hóa, lớp caramen có tác dụng bảo vệ hạn chế sự phatstrieern của nấm mốc.
tạo vị ngọt mùi thơm cho vị thuốc
có thể hiệp đồng tác dụng với vị thuốc để trị chứng bệnh đường ruột, như viêm đại trang, viêm loét dạ dày tá tràng…
Những vị thuốc thường chế biến với mật ong: các nhóm thuốc bổ khí kiện tỳ như hoàng kỳ bạch truật cam thảo. các nhóm khác như viễn trí ngũ vị tử, tang bạch bì..