Độc tính của chì với cơ thể
Contents
Đại cương về chất độc
Chì là một kim loại mềm, không có giá trị sinh học, màu xám dễ dát mỏng. Chì và các hợp chất của chì được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Do được sử dụng rộng rãi nên rất dễ gây ngộ độc.
Độc tính của chì (Pb)
Chì và các muối của chì đều rất độc đối với cơ thể, độc tính của nó khá phức tạp và chúng ta đang nghiên cứu. Pb ức chế enzym do sự kết hợp với nhóm thiol (-SH) và tương tác với các cation chủ yếu Ca2+ do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hem phóng thích chất dẫn truyền thần kinh và chuyển hóa nucleotid. Chì còn ức chế quá trình oxy hóa glucose tạo năng lượng. Cơ quan bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chất độc là hệ thống tạo máu hệ thống thần kinh, thận, và hệ thống sinh sản.
Đối với chì vô cơ có thể hấp thu qua hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp và da. Chì hữu cơ có thể hấp thu nhanh chóng qua phổi và da gây kích ứng.
Nguyên nhân của sự ngộ độc
Có thể do cố ý nhưng trường hợp đầu độc này rất hiếm vì các hợp chất của nó có mùi vị rất khó chịu và gây ói mửa hoặc do tai biến khi dùng quá liều các thuốc có chì, ăn thức ăn đựng trong hộp bằng thiếc có pha chì, dụng cụ nấu ăn, ống nước, chai đựng thuốc bằng thủy tinh có chì; trẻ em mút đồ chơi bằng chì hay sơn có chì. Ngộ độc chì trường diễn do hít phải hơi chì bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, bình acquy, mạ kim loại, đúc chữ trong kỹ nghệ in… công nhân tiếp xúc với xăng dầu có chì.
Triệu chứng ngộ độc
Ngộ độc cấp tính
Thể chất mệt mỏi, khó chịu, kích ứng, biếng ăn, mất ngủ, sụt cân, hệ tiêu hóa rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị từng cơn, buồn nôn tiêu chảy ra phân màu đen sau đó bị táo bón. Hệ thần kinh trung ương nhức đầu kích ứng mạnh, mê sảng, co giật, hôm mê. Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn vì có hệ thần kinh đang phát triển. Ngay cả khi tiếp xúc ở nồng độ thấp cũng thể hiện những triệu chứng hiếu động. Ở nồng độ cao có thể gây những tổn thương trên não. Chì hủy hoại mao mạch và động mạch dẫn đến phù não và thoái hóa thần kinh với các triệu chứng ngơ ngẩn mê sảng co giật hôn mê.
Ngộ độc mạn tính
Do hít phải hơi chì bụi chì hay tiếp xúc với chất có chứa chì trong thời gian dài. Đầu tiên xuất hiện viền xanh ở nướu, hơi thở hôi thối, đau bụng, thiếu máu mệt mỏi suy nhược, nước da xanh tái. Nếu không điều trị sẽ gây viêm thận mạn, rói loạn thần kinh, co giật tê liệt các chi.
Điều trị ngộ độc bằng cách loại chất độc ra khỏi cơ thể gây nôn, rửa dạ dày. Sử dụng thuốc đặc trị và antidote dùng các chất tạo chelate để làm giảm nồng độ chì trong máu và tăng sự bài tiết ra nước tiểu: Calcium EDTA thường được sử dụng cho người tổn thương não hay có nồng độ chì trong máu cao. Điều trị triệu chứng điều trị động kinh hay hôn mê nếu có.