Điều trị sai khớp như thế nào?

Điều trị sai khớp như thế nào?
Rate this post

 Sai khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương ở mỗi khớp, nó làm thay đổi một phần hay hoàn toàn mối liên quan giữa 2mặt khớp đối diện nhau và thường kèm theo rách bao khớp. Nói tới di chuyển giữa 2 mặt khớp là nói đến sự di chuyển của đầu ngoại vi:

– Khi có thay đổi một phần mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là sai khớp một phần hay sai khớp không hoàn toàn (Sub Luxation).

– Khi có thay đổi hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là sai khớp hoàn toàn.

Điều trị sai khớp như thế nào?

1. Sơ cứu:

Giảm đau bằng các thuốc giảm đau toàn thân như Diclofenac 75mg,Dolacgan, Paracetamol…Với sai khớp háng có thể dung Morphinclohydrat 0,01g.

Bất động khớp ở tư thế sai khớp. Tránh tình trạng thăm khám nhiều lần gây tổn thương thêm ở khớp và

gây đau cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân ổn định sẽ chuyển tới nơi điều trị thực thụ.

2. Điều trị thực thụ

2.1 Điều trị sai khớp tới sớm

– Nguyên tắc:

+ Nắn lại khớp sai và nắn càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

+ Bất động khớp sai theo một thời gian nhất định

+ Tập vân động khớp sai khi hết thời gian bất động.

– Nắn sai khớp: Phải coi là một cấp cứu, nắn càng sớm càng dễ nắn.Có rất nhiều phương pháp nắn sai khớp ví dụ như nắn sai khớp vai có phương pháp Hyppocrate, Kocher, Djenalidze…Để nắn sai khớp đạt kết quả thì việc làm mềm cơ là vô cùng quan trọng. Khi cơ đã mềm thì việc nắn nhẹ nhàng đi ngược chiều với đường sai khớp, khi nghe thấy tiếng khục một cái là chỏm xương đã trở về ổ khớp bình thường và bệnh nhân thấy dễ chịu ngay.

– Bất động khớp: Sau khi nắn được khớp sai thì cần bất động khớp sai theo thời gian nhất định ở tư thế cơ năng nhằm mục đích cho bao khớp rách liền.

– Vận động sau bất động: Hết thời gian bất động cần hướng dẫn bệnh nhân tập vận động khớp sai nhẹ nhàng tăng dần nếu đau qua thì thôi. Có thể phối hợp với PHCN để tập luyện.

2.2. Điều trị sai khớp tái diễn

– Sai khớp tái diễn thường gặp do biến dạng giải phẫu của khớp bẩm sinh hoặc do trong quá trình điều trị lần trước chưa đúng nguyên tắc dây chằng, bao khớp bị rách tạo điều kiện cho sai khớp tái diễn.

– Sai khớp tái diễn thường xuất hiện sau một tác nhân chấn thương nhẹ và cũng dễ nắn. Để giải quyết triệt để loại sai khớp này thì phẫu thuật là vấn đề được đặt ra.

Có thể làm theo phương pháp khâu gấp bao khớp và dây chằng hoặc chỉnh hình.

2.3. Điều trị sai khớp cũ

Sai khớp cũ là những trường hợp đến viện sau 2 – 3 tuần.

– Lúc này phần mềm đã bị xơ hoá mất tính chất đàn hồi, các dây chằng bao khớp bị teo, xơ cứng, dây chằng ngoài khớp bị dầy nên và cốt hoá, các cơ quanh khớp bị teo cứng.

– Sụn mặt khớp bị thoái hoá, mất bóng, tổ chức xơ bám đầy xung quanh

– Sai khớp cũ kéo nắn chỉnh hình thường ít đạt hiệu quả thường phải điều trị bằng phẫu thuật:

+ Điều trị bằng kéo nắn chỉnh hình: Xuyên kim Kirtchner qua đầu xương và kéo liên tục kết hợp xoa bóp cơ cho mềm rồi nắn thử.

+ Điều trị bằng phẫu thuật:

– Mổ đặt lại khớp. Nếu mặt sụn khớp thoái hoá, nham nhở thì bọc diện khớp bằng cân.

– Tái tạo khớp bằng bộ phận giả

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status