Đặc điểm chung về tiểu cầu
Tiếu cầu là thành phần hữu hình nhỏ nhất cùa máu, có đường kính 4- 8|am. Đó là những mảnh nguyên sinh chất được tách ra từ mẫu tiểu cầu không theo cơ chế phân bào.
– Các tiểu cầu lưu hành ở máu ngoại vi có một siêu cấu trúc phức tạp gồm hệ thống màng, khung tế bào, vi quản, vi sợi; Ngoài ra còn dấu vết của bộ Golgi, một ít ty lạp thế, một hệ thống lưới nội bào tương gọi là hệ thống ống dày đặcv.v…
– Trong tiểu cầu còn có nhiều glycogen và đặc biệt có chứa các yếu tố bào tương như: yếu tố XIII và yếu tố tâng tnrớng tế bào nội mạc nguồn gốc từ tiểu cầu (PDECGF: platelet – derived endothelial
cell growth factor).
– Những công trình nghiên cứu cho thấy trong tiểu cầu còn có rất nhiều hạt, được chia thành ba nhóm: hạt sẫm, hạt a và túi lysosome với các thành phần chứa trong các hạt đó như sau:
a) Hạt sầm:
– ADP, ATP, GDP, GTP
– Serotonin
– Histamin
– Calci
– Magiê
– Pyrophosphat
b) Túi lysosome:
– Galactosidase
– Fucosidase
– Hexosaminidase
– Glucuronidase
– Và một số thành phần khác…
c) Thành phần hụt a:
– Các protein dính:
+ Fibrin
+ Fibronectin
+ Yếu tố von-Willebrand (v-WF: von-Willebrand factor)
+ Thrombospondin
+ Vitronectin
– Các chất điều biến phát triển (growth modulators):
+ Yếu tố phát triển nguồn gốc từ tiếu cầu (PDGF: platelet derived
growth factor).
+ Peptid hoạt hoá tố chức liên kết (CTAP: connective tissue activating
peptide).
+ Yếu tố 4 tiêu cầu.
+ Thrombospondin.
– Các yếu tố đông máu:
+ Yếu tố V
+ Kininogen trọng lượng phân tử cao (HMWK: high molecular weight
kininogen).
+ Chát ức chếC l (Cl – inhibitor).
+ Fibrinogen.
+ Yếu tô XI.
+ Protein s.
+ Chất ức chế yếu tố hoạt hoá plasminogen-1 (PAI-1: plasminogen activator inhibitor-1)
– Bao bọc xung quanh tiếu cầu có lớp “khí quyến quanh tiếu cầu”- ‘đó là một lớp các thành phần cúa huyết tương được tiêu cầu hút lên trén bể mặt của mình; Chính lóp này đã có vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu. – — Nếu thực hiện việc rửa tiểu cầu thì lớp khí quyến quanh tiếu cầu bị trôi đi dẫn đến chức năng của tiểu cầu cũng bị giảm.