Cơ chế bệnh sinh viêm loét dạ dày – tá tràng
Contents
Vài nét về cấu tạo của thành dạ dày:
* Gồm 4 lớp: Niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp vỏ ngoài.
Lớp niêm mạc chia làm 3 vùng:
Vùng tâm vị
Chủ yếu là các tế bào tiết nhày
Vùng thân và đáy vị
TB Viền tiết HCl và yếu tố nội
TB Chính tiết Pepsinogen, lipase
TB nhày cổ tuyến ( nằm tại vùng cổ tuyến) chủ yếu tiết Chất nhày
TB ưa Crom tiết Histamin
TB D tiết Somatostatin
TB ưa bạc tiết Serotonin
Vùng hang vị
Các tế bào tiết pepsinogen và chất nhày
TB G tiết Gastrin
TB D tiết Somatostatin
Ngoài ra còn các tế bào nhày bề mặt nằm ở bề mặt của lớp biểu mô, cũng tiết ra chất nhày. Tuy nhiên chất nhày của tế bào này khác chất nhày do tế bào nhày cổ tuyến tiết ra.
* Các tế bào chế nhày tiết ra chất nhày và HCO3- phủ lên trên bề mặt tế bào biểu mô tạo thành 1 hàng rào ngăn cách lớp biểu mô và lớp dịch acid ở trên. Thành phần chất nhày gồm có:
– Phospholipd
– Glucoprotein ( Mucoprotein)
– HCO3-
* Các tế bào biểu mô của dạ dày có một đặc điểm quan trọng là chúng gắn với nhau rất chặt và rất khít nhằm ngăn không cho H+ khuếch tán sâu vào lớp bên trong.
Đặc biệt tế bào nhầy cổ tuyến là một tế bào kém biệt hóa, được coi là tế bào gốc của các tế bào khác. Khi các tế bào khác tổn thương và chết đi, tế bào nhày cổ tuyến sẽ ngay lập tức phân chia và biệt hóa để thay thế tế bào đó.
* Ngoài ra ở lớp dưới niêm mạc còn có tế bào mỡ, bạch cầu trung tính, lympho, tế bào Mast… trong đó tế bào Mast tiết ra histamin đóng vai trò quan trọng trong thuyết “ Khuếch tán ngược H+ “ ( đã đề cập ở trên)
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Hecolybacter pylori
1. Đặc điểm hình thái :
– HP là vi khuẩn Gram (-), hình xoắn, hơi cong
– Đường kính= 0,3-1 µm, dài 1,5-1 µm
– Di động được trong môi trường lỏng nhờ một chùm lông ở đầu ( 2-6 lông)
2. Môi trường sống:
– Nhiệt độ tốt nhất: 37oC
– pH:
pH<2: Vẫn tồn tại nhưng không sao chép gen
pH= 3,4-5: Tồn tại và sao chép gen
pH>7: ngưng hoạt động, không di động nữa, chuyển từ dạng xoắn sang dạng cầu. Đây là thời điểm tốt để kháng sinh tác động. Vì vậy khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng người ta cho thêm các thuốc kháng acid, làm giảm tiết H+ để nâng pH dạ dày lên cũng góp phần tiêu diệt HP dễ dàng hơn
– Vị trí sống: phần sâu của lớp nhày, giữa lớp nhày và tế bào biểu mô, và giữa các tế bào biểu mô
3. Độc lực:
– KN lông: bản chất là Protein
– KN thân: bản chất là Lipopolysaccarid chịu nhiệt, giúp bám vào các tế bào chủ bị viêm
– KN Adhesin: giúp HP bám vào tế bào niêm mạc dạ dày. Nếu không, HP
sẽ dễ dàng bị đẩy ra khỏi lòng ruột do nhu động và sự tái sinh của lớp biểu
mô
Ure NH3 + CO2 + H2O – E. Urease:
NH3 bao quanh vi khuẩn tạo thành một vi mội trường bảo vệ vi khuẩn khỏi acid của dạ dày
Urease còn có vai trò trong biến dưỡng và tránh đáp ứng miễn dịch: tham gia tổng hợp protein bằng cách cung cấp Nito, biến đổi Glutamate è Glutamine, kết hợp với kháng thể nhằm ngăn chặn kết hợp với tế bào è ngăn chặn sự Opsonin hóa
– E catalase, Oxydase, Lipase, Glycoproteinase…
– Độc tố Vag-A ( độc tố tạo không bào):
Là ngoại độc tố chính của vi khuẩn. Độc tố gắn vào màng tế bào biểu mô và tạo thành 1 kênh phụ thuộc điện thế chọn lọc Anion hexameric tạo thành những không bào trong tế bào biểu mô dạ dày => tổn thương ty lạp thể => ức chế tạo năng lượng, làm tổn thương chu trình tế bào
Vag-A còn làm phóng thích Cytochrome C làm chết tế bào theo chương trình ( apoptosis)
– Độc tố Cag-A ( cytotoxine associated gen A)
Vi khuẩn HP có gen nàu thì độc tính cao hơn, gây tổn thương tế bào và thường phối hợp với loét và ung thư dạ dày, kích thích tế bào chủ sản xuất Cytokine ( IL-8)
– Hệ thống bài tiết Type IV: là các cấu trúc giống như Pili ( tiêm mao) để tiêm vào tế bào chủ
– Yếu tố chống tăng sinh: ức chế sự tăng trưởng của tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày và kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn
– Khả năng bắt giữ sắt: HP rất cần sắt để phát triển mà bình thường trong dạ dày có rất ít sắt nên HP tiết ra Siderophore để bắt giữ sắt. Ngoài ra trên vách HP còn có protein kết hợp với lactoferine cũng giúp thu giữ sắt từ môi trường xung quanh.
4.Miễn dịch
- Miễn dịch tại chỗ:
Tại nơi HP xâm nhập tập trung một lượng lớn Bạch cầu trung tính, Tế bào Lympho.. tiết ra các interleukin, gốc tự do OXH.. tấn công vi khuẩn, kích hoạt quá trình viêm nhưng không có khả năng tiêu diệt được HP
- Miễn dịch dịch thể
Nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có mặt HP có sự gia tăng IgA, IgG, IgM
Cơ chế xâm nhập và gây bệnh của HP:
- HP chưa xâm nhập
- HP tiết Urease biến Ure thành NH3 và CO2. NH3 bao quanh vi khuẩn tạo thành một vi môi trường bảo vệ vi khuẩn khỏi acid của dạ dày
- HP tiết ra các enzym: Proteinase, Glycopeptidase, Lipase.. phá hủy lớp chất nhày để thâm nhập sâu hơn vào trong
- Nhờ lông ở đuôi và các E, vi khuẩn tiếp cận được với biểu mô
– Lúc này vi khuẩn sử dụng KN Adhesin và các yếu tố bám dính khác giúp nó bám dính vào Carbohydrat và Lipid của tế bào biểu mô. Đặc biệt KN Adhesin BabA rất có ái tính với KN Tewish trên bề mặt tế bào, đặc trưng cho người nhóm máu O có tỉ lệ viêm loét dạ dày tá tràng cao gấp 1,5-2 lần người nhóm máu khác
Quá trình gây viêm
– Enzym urease gây tổn thương trực tiếp tế bào biểu mô niêm mạc
– Hệ thống bài tiết Type IV giúp tiêm các hoạt chất gây viêm và peptidoglycan vào tế bào biểu mô. Peptidoglycan được tiêm sẽ được nhận diện bởi các Receptor nội bào Nod1, từ đó kích thích tế bào biểu mô tiết ra các Cytokin gây Viêm
– Hệ thống bài tiết Type IV còn giúp tiết Cag-A vào tế bào biểu mô. Cag-A làm:
Đứt gãy bộ khung tế bào, dính vào góc tế bào, gây phân cực tế bào
Cag-A protein (acid amin 873-1002) có thể điều chỉnh sự phiên mã của gen => Gây ung thư tế bào
Kích thích tế bào BM sản xuất IL-8 => thu hút BC, gây Viêm
Làm đứt gãy cầu nối giữa các tế bào, tạo điều kiện cho acid xâm nhập sâu vào lớp dưới biểu mô
– Vag-A gây tổn thương tế bào, kích thích các tế bào chết theo chương trình ( đã nêu chi tiết ở trên)
Tất cả các yếu tố trên kích hoạt quá trình Viêm tại chỗ. Tuy nhiên quá trình viêm này không đủ sức tiêu diệt vi khuẩn, do vi khuẩn có hàng loạt cơ chế chống lại đáp ứng miễn dịch ( đã nêu ở trên), thậm chí còn làm HP tăng bám dính vào niêm mạc