Chữa ho bằng phương pháp dân gian

Chữa ho bằng phương pháp dân gian
Rate this post
Chữa ho bằng thảo dược

Một số bệnh ho thường gặp

Ho gà, ho khan, ho lao,  ho có đờm, ho gió, ho ra máu, ho hen, ho khó thở, ho khan kéo dài, ho ngứa cổ… là những triệu chứng ho thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau: ho ở trẻ em, ho ở người lớn tuổi, ho ở người già, ho ở phụ nữ mang thai. Ho có thể xuất hiện vào cả  ban ngày và ban đêm. Dưới đây là một số tình trạng ho thường gặp:

  • Ho cấp: ho xảy ra đột ngột đặc biệt là khi hít phải khói bụi, hóa chất, các chất kích thích. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi.
  • Ho dị ứng: loại ho chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị kê thuốc chống dị ứng để bệnh nhân dùng thì cắt cơn.vì vậy loại ho này được gọi là ho dị ứng.
  • Ho từng cơn: Khi bị ho từng cơn liên tục (nhất là vào ban đêm), ho kéo dài, người bệnh bị chảy nước mũi, nước mắt, mất ngủ và cơ thể mệt mỏi…đây có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà.
  • Ho khan: thường gặp khi người bệnh nhiễm các loại bệnh như cúm, cảm lạnh đột ngột hoặc khi hít phải khói bụi.Với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào hay mắc phải triệu chứng này. Người bị ho khan lâu ngày sẽ cảm thấy tức ngực hoặc đau ở vùng ngang rốn.
  • Ho có đờm : thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh hen, bệnh sởi, viêm phế quản (cấp và mạn tính)… Người bệnh khi ho thường có đờm, số lượng đờm có thể ít hoặc nhiều, màu trong hay vàng, loãng hay đặc tùy theo tình trạng của bệnh.
  • Ho kéo dài: Ho có thể kéo dài nhiều tháng hoặc cả năm và Bệnh thường diễn tiến nặng hơn vào ban đêm và khi trời lạnh. Nếu bị ho kéo dài thì rất có thể người bệnh  mắc viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, hen phế quản hoặc lao phổi …
  • Ho ra máu tươi: Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm khi bị Ho ra máu tươi là triệu chứng bạn có nguy cơ cao bị lao phổi hoặc viêm phế quản mạn tính. Lúc này cần đến ngay các cơ sở y tế tin cậy để khám xét cụ thể và điều trị sớm.

Chữa ho bằng phương pháp dân gian

Hiện nay việc điều trị bệnh ho, chữa bệnh ho tại nhà, bệnh nhân thường áp dụng các cách sau: chữa bệnh ho bằng cây cỏ, chữa bệnh ho bằng gừng, chữa bệnh ho bằng tỏi, chữa bệnh ho bằng mật ong, chữa bệnh ho bằng cam/chanh/quất hấp muối, bằng rau diếp cá, Chữa bệnh ho bằng nghệ tươi, Chữa bệnh ho bằng húng chanh, Chữa bệnh ho bằng lê hấp mật ong, Chữa bệnh ho bằng củ cải luộc… Dưới đây là một số cách dùng cụ thể được tổng hợp lại:

  • Chữa ho bằng gừng tươi: gừng tươi rửa sạch, thái lát, ăn trực tiếp hoặc nấu chín. Mỗi ngày ăn vài lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, dùng liên tục một thời gian mới thấy tác dụng.
  • Chữa ho bằng củ cải trắng: gọt vỏ ăn sống hoặc nấu chín lấy nước uống. Mỗi tối uống khoảng 250ml nước củ cải; uống liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy có tác dụng.
  • Chữa ho bằng trứng gà: lấy trứng ra khỏi vỏ, cho thêm nước gừng tươi và đường trắng, khuấy đều. Sau đó pha với nửa cốc nước để uống,nên dùng liên tục một vài lần sẽ thấy tác dụng.
  • Chữa ho bằng mẹo đông y: dùng ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, lặp lại một vài lần. Cách làm này có tác dụng giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng và  có thể giảm ho.
  • Chữa ho bằng chuối và đường phèn: lấy chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong một thời gian sẽ cảm nhận thấy tác dụng của nó.
  • Chữa ho bằng lê hấp mật ong hoặc đường phèn: Lê cắt miếng nhỏ, cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào hấp cách thuỷ và Ăn trước khi đi ngủ.

Điều trị ho bằng phương pháp dân gian rất an toàn,hầu như không có tác dụng phụ vì các thành phần đều từ thiên nhiên. Thế nhưng những cách này đòi hỏi phải làm đúng công thức, đúng liều lượng, dùng trong một thời gian nhất định và chỉ chữa được những chứng ho thông thường, ho ở thể nhẹ, mới mắc. Nếu áp dụng sai cách, dùng quá lâu có thể khiến bệnh nặng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

 

 

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status