các phương pháp sắc kí
CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ THƯỜNG DÙNG
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sắc kí được sử dụng trong nghiên cứu , trong phát triển chất mới phục vụ cuộc sống. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu 1 vài phương pháp sắc kí sau:
Contents
Sắc ký trao đổi ion (ion exchange chromatography)
* Nguyên lý: Dựa vào lực hút của ion chất tan và vị trí mang điện tích trên pha tĩnh. Chất trao đổi anion có nhóm mang điện tích dương trên pha tĩnh hút anion chất tan. Chất trao đổi cation có nhóm mang điện tích âm sẽ hút cation chất tan. Chất trao đổi cation và anion là polymer không tan trong nước mang các nhóm trao đổi ion
* Ứng dụng: Dùng để tinh chế nguyên liệu loại tạp chất ; Tăng nồng độ các thành phần vi lượng trong dung dịch đủ để phân tích ; Áp dụng cho săc ký hiện đại
Sắc ký loại trừ kích thước (size exclusion chromatography)
* Nguyên lý: Sự tách ở đây dựa theo kích thước của phân tử của các chất mẫu được phân bố khác nhau vào trong các lỗ xốp của pha tĩnh. Các phân tử có kích thước nhỏ sẽ chui vào bên trong lỗ xốp của hạt pha tĩnh nên được rửa giải ra sau. Các phân tử có kích thước lớn nằm ở ngoai nên được rửa giải ra trước
* Ứng dụng: Tách các mẫu có khối lượng phân tử lớn: polyme, protmaauxo enzyme, xenlulo,…
Sắc ký phân bố
* Nguyên lý: Sự tách loại săc ký này tuân theo các quy luật phân bố của chất tan giữa 2 pha không trộn lẫn là pha
động và lớp màng pha tĩnh
* Ứng dụng: Sắc ký phân bố (SKPB) được ứng dụng nhiều nhất vì có thể phân tích được những hợp chất từ không phân cực đến những hợp chất rất phân cực, hợp chất ion có khối lượng phân tử không quá lớn (<3000)
Chọn pha tĩnh và pha động:
Với pha tĩnh dựa vào nhóm thế siloxan
Với pha động dựa vào độ nhớt, …
Với chất phân tích: Dựa vào nhóm chức: được sắp xếp theo độ phân cực của nhóm chức
Hydrocacbon mạch thẳng < olefin < hydrocacbon thơm < dẫn chất halogen < sunfid < ete < dẫn chất nitro < este ≈ andehyd ≈ xeton < ancol
amin < sunfo < sulfoxid < axit cacboxylic < nước
Nguyên tắc lựa chọn:
Độ phân cực của chất phân tích hợp với độ phân cực của pha tĩnh và khác xa độ phân cực của pha động
Độ phân cực của chất phân tích hợp với độ phân cực của pha động và khác nhiều với độ phân cực của pha tĩnh
Phân loại
Chia thành 2 loại sắc kí pha đảo và sắc kí pha thuận, trong đó mỗi loại có một mục đích khác nhau pha tĩnh và pha động vì thế cũng khác nhau
SKPB được chia thành hai loại dựa trên độ phân cực tương đối giữa pha tĩnh và pha động: sắc ký pha thường – SKPT và sắc ký pha đảo – SKPĐ
* Trong Sắc kí pha thuận, pha tĩnh sử dụng có độ phân cực cao hơn pha động.
Pha tĩnh loại này sẽ có ái lực với các hợp chất phân cực. Sắc kí pha thuận dùng để tách và phân tích các hợp chất có độ phân cực cao với phân tử lượng không lớn lắm.
* Sắc kí pha đaỏ là thuật ngữ để chỉ một loại sắc ký trong đó pha tĩnh ít phân cực hơn pha động. Phương pháp này dùng phân tích các hợp chất từ không phân cực đến phân cực..