Bát cương bát pháp trong y học cổ truyền

Bát cương bát pháp trong y học cổ truyền
Rate this post
Bát cương

ĐẠI CƯƠNG

Giới thiệu về bát cương:  Bát cương là Tám cương lĩnh 8 chương mục lớn của y học cổ truyền khái quát hóa Tám hội chứng bệnh lý  trạng thái sinh lý của cơ thể. Trên có cở đó để phân biệt các triệu chứng của người bệnh từ đó phân tích được và lập phương đúng để quyết định phương hướng cơ bản cho việc điều trị 1 cách chính xác.

NỘI DUNG CỦA BÁT CƯƠNG

Bát cương gồm 4 cặp : Âm Dương, Biểu Lý, Hàn Nhiệt, Hư Thực.

 Biểu lý

Biểu lý chỉ sự nông sâu của bệnh xem bệnh đang ở phần nào đã xâm nhập vào sâu trong cơ thể hay đang còn ở phần biểu, biết  được tình trạng nặng nhẹ của bệnh hoặc căn cứ vào đấy để đề ra cách chữa cho thích hợp để có tác dụng đối với người bệnh. Thí dụ : bệnh ở phần Biểu phải phát tán… Bệnh ở Lý phải Thanh, Bổ…

Biểu chứng

Biểu là khi  bệnh còn ở bên ngoài, ở nông, thường xuất hiện tại da, cơ nhục,  thịt, kinh lạc hay gặp nơi các bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu. Những bệnh thuộc chứng biểu thường là bệnh cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiêt.

Các biểu hiện lâm sàng như là : sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, đầu đau, thân thể đau, mũi nghẹt, ho… mạch phù. Tùy theo từng nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà sử dụng thuốc cho hợp lí.

Chia ra làm :

+ Biểu Hàn :  bệnh nhân sợ lạnh nhiều, sốt ít, mạch Phù Khẩn.+ Biểu Nhiệt :  bênh nhân sợ lạnh ít, sốt nhiều, mạch Phù Sác.

+ Biểu Hư : Biểu chứng mà đổ mồ hôi mạch Hoãn.

+ Biểu Thực : Biểu chứng không đổ mồ hôi, mạch Khẩn.

Lý chứng

Lý là bệnh ở trong, ở sâu, nằm bên trong của tạng phủ bệnh ở phía ngoài đã đi sâu vào kinh lạc gọi là chứng lí như hàn nhập lý, thường gặp ở bệnh truyền nhiễm giai đoạn toàn phát và có biến chứng (mất nước, mất điện giải – tương ứng với bệnh ở phần Dinh, Khí, Huyết).

Các biểu hiện lâm sàng : sốt cao, khát, mê sảng, nước tiểu đỏ, nôn mửa, bụng đau, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Trầm….

Để phân biệt Biểu chứng và Lý chứng, người thầy thuốc  thường chú ý xem có sốt cao hay sốt kèm theo sợ lạnh, chất lưỡi đỏ hoặc nhạt, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch Phù hoặc Trầm.

Bệnh ở Lý, có thể từ ngoài phần Biểu, không chữa trị tốt, truyền vào trong ví dụ như hàn tà nhập vào lý  biểu hiện là rét dữ dội đau bụng nôn nhiều và tiết tả. Cũng có thể do tà khí trúng ngay vào tạng phủ (còn gọi là phong trúng Phủ…) hoặc do thất tình (7 tình hỉ nộ ưu tu bi khủng kinh), nội thương quá vượng gây nên. Thí dụ : Giận quá làm tình chí của Can bị tổn hại, gây hôn mê, uất…

Ví dụ

Bệnh Lị Trực trùng cấp : biểu hiện bằng bụng đau, đi cầu ra máu, mủ, khát nước, rêu lưỡi vàng là biểu hiện của lý chứng. Tuy nhiên còn có các triệu chứng : sợ lạnh, phát sốt, chân tay đau nhức, mạch Phù Khẩn lại là biểu hiện của Biểu chứng.

Khi chữa bênh , phải vừa chữa phần Biểu vừa chữa phần Lý, gọi là “Biểu Lý song giải”.

Thí dụ : Người bệnh sốt, sợ lạnh (biểu chứng), nhưng vật vã, khát nước, (Lý chứng) thì vừa giải Biểu (Ma hoàng, Quế chi) vừa thanh lý nhiệt sinh tân dịch (Thạch cao).

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status