Mục đích chế biến thuốc cổ truyền

Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
Rate this post
thuốc y học cổ truyền

Chế biến thuốc cổ truyền là một trong những phương pháp phức tạo, chủ yếu dựa vào các học thuyết cơ bản của y học cổ truyền, chế biến thuốc nhằm các mục đích sau:

Tạo ra tác dụng điều trị mới

Bản thân mỗi vị thuốc có tác dụng riêng của nó, một số vị thuốc có thể thay đổi tác dụng khi chế biến thậm chí có thể tạo ra tác dụng đối lập với tác dụng vốn có của nó. Như với sinh địa có vị đắng tính ngọt là thuốc thanh nhiệt lương huyết nhưng khi được chế biến thành thục địa lại có vị ngọt tính ôn có tác dụng bổ âm bổ huyết. Đậu đen sống có tác dụng bổ dưỡng giải đọc, đậu đen khi sao vàng đậm có tác dụng thanh nhiệt trị các chứng dị ứng nhiễm khuẩn.

Tăng tác dụng trị bênh

Để tăng tác dụng trị bệnh của thuốc hay sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau, các phụ liệu khác nhau tạo cho vị thuốc có màu sắc, mùi vị tương ứng với các hành trong học thuyết ngũ hành. Để tăng tác dụng các thuốc ở tỳ ta chế biến để vị thuốc có màu vang vị ngọt, tăng tác dụng của thuốc vào thận bàng quang thì chế biến các vị thuốc có màu đen vị mặn, tăng tác dụng các thuốc ở phế thì chế biến vị thuốc có màu trắng vị cay, tăng tác dụng của thuốc vào can thì chế biến vị thuốc có màu xanh vị chua..

Hiệp đồng tác dụng của vị thuốc và phụ liệu

Một số vị thuốc có tác cũng có tác dụng với vị thuốc thì khi tẩm dịch phụ liệu vào vị thuốc có thể làm tăng tác dụng của vị thuốc, Ví dụ bán hạ chế với cam thảo, phèn chua, bồ kết, có thể tăng tác dung jlong đờm giảm ho. hoàng kì chế với mật ong để làm tăng tác dụng kiện tỳ.

Chuyển hóa tác dụng: chuyển hóa tác dụng là sự thay đổi tác dụng theo chiều hướng mong muốn, do ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình chế biến như nhiệt độ độ ẩm pH môi trường làm thay đổi thành phần hóa học vị thuốc dẫn đến thay đổi về tác dụng. Các yếu tố đó có thể làm thay đổi thay đổi thành phần hóa học làm tăng hiệu xuất chiết xuất, hoặc làm giảm chất phụ cản trở sự hòa tan của hợp chất.

Làm giảm độc tính của thuốc

Độc tính gồm hai loại: tác dụng mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, như phụ tử mã tiền ba đậu… Một loại là tác dụng kích ứng như bán hạ dã vu.. Vị thuốc có tính độc thì nhất thiết phải chế biến để làm giảm bớt độc tính

Giảm tác dụng phụ không mong muốn

Một số vị thuốc có thành phần hóa học hây tác dụng phụ không có lợi, việc chế biến có thể giảm tác dụng này

Thay đổi tính khí của vị thuốc từ đó làm thay đổi tác dụng của vị thuốc:

Nhiệt độ như phương pháp sao nướng, là đưa thêm nhiệt cho vị thuốc làm tăng tính nhiệt làm giảm tính hàn của thuốc.

Ổn định tác dụng của vị thuốc như phương pháp sao sấy khô làm giảm độ ẩm của thuốc từ đó giúp tránh phân hủy thành phần của hoạt chất

Giảm tính bền vững cơ học tăng khả năng giải phóng hoạt chất, ví thế có thể làm tăng hiệu lực của thuốc.

 

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status