Đại cương về thuốc y học cổ truyền
Contents
Định nghĩa
Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi đối với sức khỏe của con người
Một số khái niệm liên quan đến thuốc cổ truyền
Cố phương là phương thuốc được sử dụng giống như trong sách vở cũ đã ghi về số vị thuốc lượng của từng vị, cách chế liều dùng cách dùng và chỉ định của thuốc.
Cố phương gia giảm là thuốc có cấu trúc khác với cố phương về: số lượng vị thuốc lượng vị thuốc cách chế liều dùng cách dùng theo biện chứng của thầy thuốc trong đó cố phương vẫn là cơ bản.
Thuốc gia truyền là những bài thuốc nhóm thuốc trị một chứng bệnh nhất định, có hiệu quả điều trị nổi tiếng một vùng hay một địa phương, được sản xuất lưu truyền trong gia đình.
Tân phương là thuốc cổ truyền mới, là thuốc có cấu trúc hoàn toàn khác với cổ phương về số lượng vị thuốc lượng của từng vị, liều dùng cách chế cách dùng và chỉ định.
Thuốc cổ truyền có tứ khí
Đó là hàn lương ôn nhiệt: tứ khí chỉ mức độ lạnh và nóng khác nhau của vị thuốc, đương nhiên tính hàn có mức độ lạnh hơn tính lương, tương tự tính nhiệt có tính nóng hơn tính ôn. Ở giữa mức độ của hàn lương ôn nhiệt còn có tính bình, như vậy tính của vị thuốc tồn tại một cách khác quan và tương đối, tính của mỗi vị thuốc được quyết định bởi tác dụng của chúng với những bệnh có tính đối lập.
Vị thuốc có tính hàn
Những vị thuốc có tính hàn hoặc lương trên thực tế có thể sử dụng để chữa những bệnh thuộc chứng nhiệt, ví dụ như thạch cao có tính hàn nên có tác dụng với bệnh sốt cao, hoàng liên cũng có tính hàn vì hoàng liên có tác dụng thanh tâm hỏa. Mạch môn, kim tiền thảo lại là những vị thuốc có tính lương, thuốc có tác dụng chữa ho do nhiệt, còn kim tiền thảo thì chữa bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện vàng đỏ, tóm lại những thuốc hàn lương có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết tức là làm mát máu, giải độc lới tiểu… thường được dùng để chũa chứng sốt âm hư gây nóng trong cơ thể hoặc mụn nhọt mẩn ngứa.
Nói một cách khác các thuốc nhóm này có khả năng ức chế sự hưng phấn quá mức của cơ năng toàn bộ hay cục bộ. Ví dụ ức chế trung khu điều hòa nhiệt độ, ức chế hệ thống thần kinh, giảm trương lực hay nhu động ruột. Về thành phần hóa học các vị thuốc lang tính hàn lương phần lớn trong vị thuốc có chứa các hoạt chất như hợp chất glycozid, alcaloid, chất đắng..
Vị thuốc có tính nóng
Những vị thuốc được coi là nhiệt nóng thường được dùng để điều trị các bệnh thuộc chứng hàn, ví dụ quế nhục, phụ tử có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với chứng hàn, trong khi đó thì ma hoàng tía tô kinh giới có tính ôn vì bản thân chúng chữa các bệnh mang chứng hàn, song mức độ thấp hơn. Nói cách khác những thuốc này hưng phấn đối với sự suy nhược của cơ năng toàn bộ hay cục bộ,.