Các thành phần trong phương thuốc y học cổ truyền
Các phương thuốc y học cổ truyền đã được tìm ra và hình thành từ trong chế độ phong kiến vì vậy cách gọi các thành phần cso trong phương thuốc cũng tuân thủ theo qui ước về vị trí thứ ngôi trong chế độ phong kiến thời xưa: gồm có quân, thần, tá, sứ
Vị Quân
Là vị thuốc chính trong phương thuốc, có công năng chính, giúp giải quyết được các triệu chứng của bệnh. Để nhận biết ra vị quân thì thường được sử dụng làm tên của bài thuốc ví dụ như trong phương thuốc Tang cúc ẩm thì tang diệp là vị quân. VỊ này thường có liều lượng lớn trong phương, cũng có khi liều lượng nhỏ nhưng lại mạnh có tác dụng tốt thông thường trong một bài thuốc chỉ có một vị quân, nhưng có đôi khi trong phương thuốc lớn thì có nhiều vị thuốc đóng vai trò là quân.
Vị Thần
Có thể là một vị hay nhiều vị hỗ trợ với vị quân trong phương thuốc để điều trị các triệu chứng kèm theo cua bệnh, có đôi khi vị thần cũng có tác dụng điều trị một khía cạnh nào đó của bệnh. Trong một phương thuốc có thể có nhiều nhóm thần, giúp giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của bệnh đó. Vị thần thường nằm trong dãy phân loại của vị quân nhưng có tác dụng kém hơn. Có đôi khi chúng ở khác dãy phân loại nhưng lại đều được coi là vị Thần trong phương thuốc y học cổ truyền.
Vị Tá
Gồm một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh. có thể có nhiều nhóm tá khác nhau và mỗi nhóm thì lại giải quyết một triệu chứng riêng của bệnh.nhờ có những vị tá này mà làm phong phú thêm cho tác dụng của phương thuốc u học cổ truyền. Sự đa dạng của phương thuốc thường phụ thuộc vào nhóm tá. Vị tá thường nằm ở các nhóm phân loại khác nhau cũng có thể có một hoặc vài vị trong cùng một dãy song lại giải quyết những triệu chứng khác nhau cảu bệnh. Khi trong phương thuốc có nhiều vị tá nên gộp các vị có cùng công năng với nhau vào cùng một nhóm
Vị Sứ
Đây là vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh hoặc có thẻ dùng để giải quyết một tác dụng phụ nào đó của bệnh cũng có khi cho vào để điều hòa làm hòa hoãn cho phương thuốc. Vị thuốc cam thảo thường được dùng làm vị sứ trong phương thuốc y học cổ truyền, nếu như không có cam thảo thì cần tìm một vị thuốc nào đó có thể dãn thuốc vào kinh thay cho cam thảo.
Công năng của phương thuốc:
Mỗi vị thuốc trong phương thuốc y học cổ truyền đều có công năng riêng, của nó. Thế nhưng khi xét công năng của phương thuốc thì ta cần tổng hợp lại và xét công năng của các thành phần trong phương thuốc. Ta thường dựa vào công năng của vị quân và thần để tìm ra công năng của phương thuốc tuy nhiên không nên coi công năng của phương thuốc là công năng tổng cộng của các thành phần có trong phương thuốc. Dựa vào công năng của phương thuốc mà người thầy thuốc đưa ra hướng điều trị của phương thuốc ví dụ phương thuốc ngân kiều tán sử dụng trong những trường hợp nóng nhiệt mụn nhọt lở ngứa.