Những tương tác có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc?
Trong điều trị, việc sử dụng đồng thời nhiều thuốc trên một bệnh nhân là có thể gặp phải do bệnh nhân tự ý mua thêm thuốc ngoài đơn của bác sĩ, cũng có thể do bác sĩ chủ ý kê. Mục đích sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc rất khác nhau :
– Có thể do bệnh nhân mắc một lúc nhiều bệnh.
– Có thể do bác sĩ muốn lợi dụng tác dụng hiệp đồng của các thuốc trong điều trị bệnh.
– Có thể do thầy thuốc muốn phối hợp thêm thuốc để giãm một tác dụng không mong muốn nào đó do thuốc chính gây ra.
– Có thể do muốn sử dụng thêm thuốc nhằm hổ trợ sức khỏe (các vitamin hoặc thuốc bổ khác).
Điều đáng lưu ý trong trường hợp này là liệu có gặp phải những tác dụng bất lơi nào do phối hợp thuốc không ?
Tương tác thuốc là tác động qua lại giữa các thuốc xảy ra trong cơ thể khi dùng đồng thời dẫn đến những thay đổi về tác dung dược lý hoặc độc tính.
Tỷ lệ tương tác tăng theo cấp số nhân so với số thuốc có trong đơn.
Như vậy, việc nắm vững kiến thức về tương tác thuốc sẻ giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn với độ an toàn cao hơn.
Chuyên đề này nhằm mục đích cung cấp những kiến thức về cơ chế tương tác thuốc và hướng xử lý khi gặp tương tác. Các loại tương tác sẽ trình bày bao gồm tương tác dược lực học, tương tác dược động hoc của thuốc với thuốc, tương tác của thuốc với thức ăn, tương tác thuốc với đồ uống.
Contents
TƯƠNG TÁC THUỐC
1.Khái niệm
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc dùng đồng thời. Sự phối hợp này làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của một trong những thứ thuốc đó.
Trong đa số trường hợp, người thầy thuốc chủ động phối hợp thuốc nhằm lợi dụng tương tác thuốc theo hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ hoặc để giải độc thuốc.
Tuy nhiên, trong thực tế điều trị có những tình huống hoàn toàn bất ngờ. Cùng một thuốc ở mức liều điều trị, khi phối hợp với thuốc này lại giảm tác dụng; ngược lại dùng với thuốc kia thì lại xảy ra ngộ độc
2. Phân loại tương tác thuốc
2.1. Tương tác dược lực học
2.1.1 Khái niệm
Tương tác dược lực học gặp khi phối hợp các thuốc có cùng tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Đây là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước nhờ kiến thức của thầy thuốc về tác dụng dược lý và tác dụng phụ của thuốc.
Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng một kiểu tương tác dược lực học.
2.1.2 Nguyên nhân
– Cạnh tranh tại vị trí tác dụng trên receptor.
– Tác dụng trên cùng môt hệ thống sinh lý.
Những tương tác xảy ra trên cùng receptor:
Những tương tác xảy ra tại cùng một receptor giữa hai thuốc thường dẫn đến hậu quả làm giảm hoặc mất tác dụng ( tương tác đối kháng)
Ví dụ:
- Morphin và Nalorphin : đối kháng trên receptor opioid
- Atropin và Acetylcholin : Atropin ngăn cản sự gắn Acetylcholin vào recepor Muscarinic.
Loại tương tác này thường sử dụng để giải độc thuốc
Ví dụ : Sử dụng atropin để giải độc thuốc trừ sâu photpho hữu cơ
Nói chung trong điều trị, các phối hợp thuốc trong cùng một nhóm đều là những phối hợp chống chỉ định. Nên tránh vì dẫn đến mất tác dụng do đẩy nhau ra khỏi receptor
Ví dụ :
- Propranolol (chẹn beta-adrenergic) và Isoprenalin ( cường beta-adrenergic)
- Erythromycin và Lincomycin hoặc Cloramphenicol : có cùng đích tác dụng là tiểu đơn vị 50s của riboxom, khi dùng sẽ cạnh tranh nhau vị trí gắn receptor =>tác dụng kháng khuẩn giảm