Những bệnh do nấm candida gây ra và cách điều trị
Contents
Tìm hiểu chung về nấm candida
– Bệnh nấm cơ hội phổ biến nhất trên thế giới.
+ Nấm cơ hội là một loại nấm ban đầu khi chưa có điều kiện thuận lợi thì sẽ không gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm thì những loài nấm cơ hội sẽ nhân lên nhanh chóng.
– Nguồn lây chủ yếu do nấm nội sinh sống ở niêm mạc: miệng, dường tiêu hóa, âm đạo
– Căn nguyên chủ yếu do Candida albicans
Khả năng gây bệnh
– Các đối tượng có nguy cơ bị nhiễm nấm cơ hội cao như
+ người có thai, người già, trẻ nhỏ
+ Bị các vết bỏng, nhiễm trùng
+ Bị suy giảm miễn dịch, ADIS, thiếu máu không tái tạo
+ Dùng thuốc steroid, hóa trị, kháng sinh, tránh thai
Triệu chứng do nấm candida gây ra
Các triệu chứng trên cơ thể khi bị nhiễm nấm candida còn phụ thuộc vào chủng bị nhiễm, vùng bị nhiễm và mắc độ nhiễm. Một số biểu hiện triệu chứng phổ biến nhất:
Ở da
Bạn có thể có những đốm đỏ hoặc trắng trên da. Những đốm này có thể gây cảm giác rất khó chịu như ngứa hoặc sưng lên.
Khu vực sinh dục
Ở phụ nữ, khi bị nhiễm nấm candida thì sẽ có cảm giác ngứa, đỏ và đau rát ở vùng âm đạo. Đối với nam giới, khi nhiễm nấm thì có cảm giác đau, ngứa hoặc thậm chí có cảm giác đau nhói ở dương vật. Khi quan hệ bệnh có thể gây đau rất khó chịu.
Miệng và thực quản
Thường được gọi là bệnh tưa miệng, triệu chứng là có các đốm trắng ở lưỡi. Có thể gây lở loét ở trong khoang miệng. Candida ở thực quản gây khó chịu cho người bệnh khi nuốt.
Máu và các cơ quan khác
Khi nấm nhiễm vào máu thì rất nguy hiểm. Bệnh nhân có thể có cảm giác rét run hoặc ớn lạnh.
Bệnh candida âm đạo (nấm âm đạo)
Là một bệnh thường gặp
+ theo thống kê có khoảng 75% phụ nữ bị ít nhất 1 lần trong đời
+ Có khoảng 40-50% bị tái phát trở lại ở các đợt tiếp theo
+ 85% do candida albicans
Khi điều trị có các trường hợp xảy ra:
- 1 số đáp ứng tốt với trị liệu
- 1 số bị tái phát sau điều trị
- số khác sẽ có triệu chứng dai dẳng và thất bại trong điều trị
Cách điều trị bệnh nấm do candida
Sử dụng các thuốc kháng nấm. Bạn nên đi khám và tham khảo các ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về dùng vì có thể không đúng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều lượng gây kém hiệu quả điều trị.
Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như:
Bệnh ở da, niêm mạc: sử dụng kháng nấm tại chỗ như Ketoconazole, miconazole
Bệnh toàn thân: Fluconazole, intraconazole
Thuốc chống nấm Fluconazole (Diflucan)
Thuốc fluconazole là một trong những thuốc kháng nấm thuộc nhóm triazol. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của một số loại nấm. Có tác dụng lên nhiễm nấm ngoại vi hoặc toàn thân.
Thuốc có tác dụng trên hầu hết các chủng nấm candida bao gồm cả bệnh nhiễm nấm candida âm đạo.
Chỉ định điều trị
– Nhiễm nấm candida âm đạo
– Nhiễm nấm ở miệng và thực quản, fluconazole cũng có tác dụng trong nhiễm trùng đường niệu candida, nhiễm trùng toàn thân
– Viêm màng não do chủng Cryptococcal
– Diflucan cũng được dự phòng chỉ định cho bệnh nhân ghép tủy để tránh bị bệnh nấm cơ hội do candida
Liều lượng và cách dùng
Chú ý: Những gợi ý sau đây không thể thay thế được lời khuyên từ các bác sĩ. Vì vậy hãy xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì thuốc nào.
Dùng bàng đường uống
Nhiễm nấm candida ở miệng và họng: 50-100mg/ngày sử dụng trong 1 đến 2 tuần
Nhiễm nấm candida âm đạo: Uống 150mg 1 lần duy nhất
Nhiễm nấm candida đường tiết niệu hoặc viêm phúc mạc: 50-200mg uống 1 lần trong ngày
Nhiễm nấm Cryptococcus: Liều khởi đầu là 400mg/ngày đầu tiên, sau đó sử dụng 200mg/ngày sử dụng trong 6-8 tuần. Trong trường hợp phòng ngừa tái phát thì sử dụng 100-200mg/ngày