Học thuyết kinh lạc

Học thuyết kinh lạc
Rate this post

 

học thuyết kinh lạc

Giới thiệu về học thuyết kinh lạc

Học thuyết kinh lạc là một trong những học thuyết cơ bản của y học cổ truyền phương Đông. Học thuyết nghiên cứu sự biến hóa bệnh lý và hoạt động sinh lí của con người.

Kinh là đường thông của khí huyết vận hành trong cơ thể. Kinh là những đường được phân bố theo chiều dọc của cơ thể, còn lạc là những đường nhánh nhỏ nối liền giữa các đường kinh, làm thành một mạng lưới hoàn chỉnh, thông suốt trên dưới trong ngoài liên hệ giữa các tạng phủ và các cơ quan khác nhau. Kinh lạc phân bố khắp cơ thể da thịt xương khớp lục phủ ngũ tạng ngũ quan cửu khiếu.

Học thuyết kinh lạc đã chứng minh về phương diện sinh lí, bệnh lí, chẩn đoán điều trị có ý nghĩa quan trọng. Nó trở thành lí luận chỉ đạo lâm sàng về các mặt lý pháp phương dược. Nội dung của học thuyết kinh lạc bao gồm 2 bộ phận kinh mạch và lạc manchj, trong đó phần kinh mạch gồm 12 kinh chính và 8 kỳ kinh là nhâm mạch và đốc mạch, xung, đới, âm kiểu, dương kiểu, âm duy dương duy. Lạc mạch có biệt lạc, phù lạc, tông lạc. Biệt lạc tương đối lớn có tới 15, trong đó 12 kinh chính và nhân mạch đốc mạch đều chia ra làm các biệt lạc. Phù lạc là những lạc đi ngoài da, phần lạc mạch được chia nhỏ từ các mạch chính nói trên gọi là tông lạc. Ngoài ra còn có 12 kinh biệt và 12 kinh cân.

Kinh chính

Hướng đi của đường kinh: đường kinh âm hướng từ tạng ra ngoài, đường kinh dương hướng từ ngoài vào phủ. Hướng đi của 12 đường kinh chính: 3 kinh âm ở tay hướng đi từ tạng ra tay, 3 kinh dương ở tay hướng từ tay lên đầu vào phủ., 3 kinh dương ở chân hướng từ đầu xuống chân vào phủ, 3 kinh âm ở chân hướng vào tạng.

Huyệt vị

Huyệt là những điểm nằm trên đường kinh hoặc ngoài kinh, khi tác động vào đó một kích thích đưa lại cho con người một cảm giác gọi là đắc khí. Đắc khí là một cảm giác tổng hợp: căng tức, giật tê, mỏi nóng khi châm cứu phải lấy được cảm giác đắc khí mới có thể đạt được yêu cầu của việc chữa bệnh. Nếu huyệt vị nằm ở các đường kinh chính đã mô tả ở trên thì phần lớn chúng nằm ở các giao điểm của các lạc với đường kinh hoặc ở các góc hốc của xương mà đường kinh đi qua.

Ý nghĩa của kinh mạch và huyệt vị

Để quy kinh thuốc: mỗi đường kinh đều liên quan trực tiếp tới 1 tạng hoặc phủ nhất định, mỗi vị thuốc có thể quy nạp khí vị tác dụng của nó vào một hay nhieu đường kinh đó. Trên cơ sở quy kinh này mà đưa lại tác dụng cho vị thuốc, và dựa vào tác dụng đó người ta tiến hành điều trị các bệnh khác nhau.

Trong xoa bóp bấm huyệt: dựa vào các đường kinh người ta tiến hành xoa bóp bấm huyệt để chữa các bệnh trong tạng phủ và các bệnh trong cơ thể. Dựa vào các huyệt để chẩn đoán các bệnh trong cơ thể ví dụ đau ruột thừa thường có đau ở huyệt lan vĩ hoặc huyệt túc tam lý, bệnh phổi thường đau ở huyệt phế du. Dựa vào huyệt để tiến hành châm cứu: châm là dùng thủ pháp dùng kim để tác dụng lên huyệt để kích thích trên huyệt có tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status