Vai trò của Alpha Linolenic Acid (ALA) trong giai đoạn mang thai
Vai trò của axit omega-3 alpha linolenic (ALA) trong chế độ ăn uống của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cũng như tác dụng của nó đối với việc ngăn ngừa bệnh tật và lập trình sức khỏe ở con cái, phần lớn chưa được biết rõ. So với ALA, acid omega-3 docosahexaenoic (DHA) và eicosapentaenoic (EPA) đã được nghiên cứu rộng rãi hơn do có liên quan trực tiếp đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Vậy vai trò của alpha linolenic đối với sự phát triển của thai nhi là gì?
Contents
Alpha Linolenic Acid (ALA) là gì?
Acid béo không bão hòa đa omega-3 chuỗi dài (LC) (n-3 PUFA), bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), có thể đóng vai trò bảo vệ đối với tỷ lệ mắc và tiến triển của HF, thông qua nhiều cơ chế bao gồm tác dụng chống viêm, cải thiện chức năng nội mô chuyển hóa năng lượng của tế bào cơ tim.
Acid α-linolenic (ALA), một axit béo n-3 thiết yếu có nguồn gốc thực vật, có thể được chuyển đổi thành EPA và DHA.
Vai trò của acid alpha linolenic (ALA) trong chế độ ăn uống của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cũng như tác dụng của nó đối với việc ngăn ngừa bệnh tật và lập trình sức khỏe ở con cái, phần lớn chưa được biết rõ.
So với ALA, acid docosahexaenoic (DHA) và eicosapentaenoic (EPA) đã được nghiên cứu rộng rãi hơn do có liên quan trực tiếp đến sự phát triển thần kinh của thai nhi.
Acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống và sức khỏe
Lợi ích của việc tiêu thụ hoặc bổ sung axit béo không bão hòa đa (PUFA) ở người trưởng thành trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa (MS) và bệnh tim mạch (CVD) đã được báo cáo. Hầu hết các nghiên cứu được xem xét là các thử nghiệm can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy rằng việc bổ sung acid béo omega-3 PUFA có thể cải thiện một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa liên quan đến béo phì như kháng insulin, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu bằng cách giảm triglycerid huyết tương.
Tương tự, chúng cũng giúp bảo vệ tim mạch bằng cách giảm huyết áp và thông qua các lợi ích của chúng đối với các đặc tính chống viêm và mạch máu. Tuy nhiên, hiệu quả của acid béo omega-3 PUFA trong việc giảm nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh tim và đột tử hoặc đột quỵ vẫn còn gây tranh cãi.
Mối quan hệ giữa ALA và bệnh mãn tính là không rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng, lượng ALA hấp thụ cao có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim thiếu máu cục bộ gây tử vong. Việc bổ sung ALA góp phần đáng kể vào việc giảm huyết áp tâm thu, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và mức insulin sau sáu tháng. Hơn nữa, ALA đã được chứng minh là làm giảm đáng kể khối lượng mỡ trong cơ thể, cũng như cải thiện cả chức năng mạch máu và tình trạng viêm.
Xem thêm: HT Strokend – Liệu pháp cho người tai biến mạch máu não
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, acid béo omega-3 có thể làm giảm viêm ở bệnh xơ hóa tim và gan nhiễm mỡ trong mô hình hội chứng chuyển hóa do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra ở chuột. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng sự tích tụ acid béo omega-3 trong mô mỡ, cũng như trong cơ xương, có thể giải thích cho vai trò quan trọng của chúng trong việc giảm mỡ bụng, giảm viêm, rối loạn lipid máu.
Vai trò của ALA (alpha linolenic acid) trong giai đoạn mang thai
Trong quá trình phát triển của động vật có vú, axit béo (FA) được chuyển đến thai nhi qua nhau thai và thành phần của chúng phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn của người mẹ. Dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể gây ra những thay đổi đáng kể về thành phần cơ thể, sinh lý và chuyển hóa ở con cái.
FA đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và hiện nay người ta chấp nhận rằng sự mất cân bằng trong lượng ăn vào trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn ảnh hưởng đến kiểm soát sự thèm ăn, chức năng thần kinh nội tiết và chuyển hóa năng lượng ở thai nhi.
Khi mang thai, lượng DHA trong huyết thanh của mẹ giảm đi, đồng thời, nhu cầu về DHA và EPA cho sự phát triển não bộ của thai nhi tăng lên. Giải pháp cho sự mất cân bằng này chính là bổ sung ALA, tiền chất của DHA và EPA, hoặc cung cấp trực tiếp các sản phẩm cuối cùng này.
Nghiên cứu tập trung vào hàm lượng ALA trong chế độ ăn của người mẹ và tác dụng phụ lâu dài đối với hội chứng chuyển hóa ở con cái là rất khan hiếm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn giàu ALA của người mẹ giúp giảm trọng lượng cơ thể, tích tụ mỡ trong gan và chỉ số đánh giá mô hình cân bằng nội môi (HOMA), cũng như giảm SCD1 ở con cái trưởng thành tiếp xúc với chế độ ăn nhiều chất béo. Điều này cho thấy rằng, việc bổ sung ALA trong chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể có khả năng ngăn ngừa béo phì và kháng insulin ở con cái.
Xem thêm: Cao Vị Nhân có gây nóng trong không? Những điều cần lưu ý khi sử dụng Cao Vị Nhân?
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng số lượng và chất lượng chất béo trong chế độ ăn uống của người mẹ có ý nghĩa sâu sắc đối với sức khỏe trong và sau khi mang thai .
Ở các nước đang phát triển, mức ALA lưu hành cao hơn trong thời kỳ đầu mang thai có liên quan đến kết quả sinh nở tốt hơn và lượng ALA trong chế độ ăn uống của người mẹ không đủ có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp hơn.
Một nghiên cứu đã kết luận rằng, ở những phụ nữ khỏe mạnh sinh con tại một bệnh viện lớn ở Úc, lượng ALA hấp thụ trong thời kỳ mang thai có liên quan đến cân nặng khi sinh của trẻ cao hơn. Điều này có thể có ý nghĩa đối với các chiến lược ăn kiêng nhằm tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ.
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với sự tham gia của 282 phụ nữ mang thai tuổi từ 19-40 có tuổi thai >32 tuần và được khám thai tại 10 trung tâm y tế và một bệnh viện tuyến trên ở Đông Jakarta, Indonesia đã đưa ra kết luận rằng, việc mẹ hấp thụ không đủ axit α-linolenic, nhưng không phải là axit béo omega-3, axit docosahexaenoic hoặc axit eicosapentaenoic, có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp hơn. Tăng cường thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo thiết yếu trong thời kỳ mang thai có thể tạo điều kiện thuận lợi để đạt được cân nặng tối ưu cho trẻ sơ sinh ở khu vực thành thị.
Kết luận
ALA không chỉ có tác dụng đơn giản là chuyển hóa thành DHA và EPA mà nó dường như đem lại những lợi ích nhất định đối với sự biểu hiện gan trong quá trình phát triển của thai nhi.
Tầm quan trọng của acid béo omega-3 FA đối với sự phát triển và sức khỏe lâu dài của con cái đã được công nhận rộng rãi. Tầm quan trọng của ALA, đặc biệt, chỉ mới bắt đầu được công nhận; tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để hiểu rõ hơn vai trò độc lập của nó trong giai đoạn mang thai.
- Dược sĩ Thu Trang. Điểm nổi bật của Axit alpha linolenic (ALA) so với EPA và DHA. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
- Tác giả Melinda Phang và cộng sự (Ngày đăng năm 2018). Increased α-Linolenic Acid Intake during Pregnancy is Associated with Higher Offspring Birth Weight, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
- Tác giả Dudung Angkasa và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2017). Inadequate dietary α-linolenic acid intake among Indonesian pregnant women is associated with lower newborn weight in urban Jarkarta , PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
- Tác giả J Clin Med (Ngày xuất bản năm 2016). Is there A Role for Alpha-Linolenic Acid in the Fetal Programming of Health?, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.