Sốt co giật ở trẻ
Contents
TẠI SAO TRẺ SỐT CAO LẠI CO GIẬT?
Khi chúng ta bé, mỗi tối trước khi đi ngủ nếu chúng ta uống nhiều nước và không đi đái trước khi đi ngủ khi đó nước tiểu sẽ đầy căng ở bàng quang và nửa đêm sẽ xả ra giường chiếu. Sáng dậy bố mẹ có nói thì cũng nói nhè nhẹ, nếu cứ tiếp tục đái dầm thì bố mẹ sẽ chửi mắng, dần dần xấu hổ nên không đái dầm nữa.
Vậy hiện tượng hết đái dầm là do càng lớn, trẻ càng ý thức được rằng đái dầm là sai, là xấu, phải cố mà tỉnh mà đi đái.
Quay trở lại phần sốt cao và co giật cũng chính là do não chưa hoàn chỉnh nên sốt sẽ giật, khi bé lớn lí trí sẽ nhắc nhở bé là khi sốt thì đừng giật nhé, cố mà tỉnh táo nhé, và bé sẽ hết giật.
CƠ CHẾ SỐT GÂY CO GIẬT
Nhìn vào hình vẽ tế bào thần kinh trẻ đẻ ra chưa có melanin nên tốc độ dẫn truyền khoảng 3m/s, nhưng khoảng 6 tuổi nó sẽ melanin hóa tạo các cầu Ranvier nên dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc, tăng tốc độ lên 100m/s. Vậy khác gì cái máy tính tốc độ mới có cấu hình cao hơn.
Khi đó thì trẻ xử trí nhanh hơn, nó sẽ tỉnh trước khi đái dầm, nó sẽ tỉnh để không thể co giật một cách bản năng nữa.
KHI NÀO CO GIẬT DO SỐT CHỨ KHÔNG PHẢI BỊ BỆNH
Co giật khi sốt rất cao thường trên 39,5 độ,
Tuổi 6 tháng đến 6 tuổi,
Giật xong trẻ tỉnh táo và không giật nữa.
Co giật rất nhanh.
CO GIẬT LÀ BỆNH KHI
Sốt không cao mà giật thì là bệnh quá còn gì.
Trên 6 tuổi, điều này cũng giống đái dầm, lớn rồi đái dầm cũng là bệnh.
Co giật xong không tỉnh, co giật kéo dài, co giật nhiều lần…
TÍNH CHẤT CƠN GIẬT
Phần này tôi tách riêng ra vì mỗi khi đi giảng tôi hay hỏi mọi người giật 1 tay thì nguy hiểm hay cả 2 tay 2 chân thì nguy hiểm và mọi người hay bị tôi lừa là giật một tay. Ai cũng nghĩ giật cả người là bệnh nhưng đôi khi không phải. Trong sốt cao thì giật cả người nhé, còn giật một điểm như một tay, nửa người là chết rồi vì khi đó tổn thương một vùng não và thật sự bị bệnh.
Khi bị co giật thì ai cũng cuống quýt không biết làm gì cả khi đó bạn phải ưu tiên những việc sau:
1. Tư thế an toàn
Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn. Khi đó nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở gây sặc dẫn đến tắc thở.
Không giữ chặt tay chân vì có thể gãy tay chân.
2. Không nhét gì vào mồm trẻ
mọi người thường sợ trẻ cắn vào lưỡi nhưng tôi chưa bao giờ thấy chuyện đó.
3. Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn
Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước. Nếu mải tìm thuốc hạ sốt con bạn có thể đã chết vì sặc.
KẾT LUẬN
Sốt cao có thể co giật là chuyện bình thường, nhưng đã co giật thì phải vào viện kiểm tra xem trẻ có động kinh, viêm màng não hay không.