Methyldopa

Methyldopa
Rate this post
Methyldopa

Tác dụng của methyldopa

Methyldopa ở nổn giao cảm đã chuyển thành alpha-methylnor-adrenalin chất này kích thích receptor alpha2 -adrenergic ở trung ương gây ra tác dụng tương tự như thuốc trong nhóm và có tác dụng hạ huyết áp.

Chỉ định của thuốc

trông các thể tăng huyết áp khi dùng thuốc khác ít hoặc không có hiệu quả thí sử dụng thuốc này, thuốc còn được sử dụng cho cả người đang mang thai.

Chống chỉ định của thuốc

Người bệnh có trạng thái trầm cảm rõ, viêm gan suy gan, thiếu máu tan máu.

Mẫn cảm với thành phần nào của thuốc.

Người đang dùng thuốc ức chế MAO.

Thận trọng khi dùng thuốc

Methyldopa cần được sử dụng thận trọng trong một số trường hợp:

Tiền sử bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan từ trước; người suy thận nặng;  có tiền sử thiếu máu tan huyết; bệnh Parkinson; trầm cảm tâm thần; rối loạn chuyển hóa porphyrin; xơ vữa động mạch não.

Methyldopa có thể gây buồn ngủ,  không nên lái xe hoặc đứng máy.

Tác dụng phụ của thuốc

 

Giảm huyết áp ở tư thế đứng giữ muối nên có thể gây phù cho người bệnh

Mắc bệnh trầm cảm, liệt dương
Viêm gan, thiếu máu tan máu
Hội chứng tương tự nhue lupus ban đỏ bất thường do miễn dịch

Liều dùng và cách dùng

Với Người lớn

Dùng liều khởi đầu : Liều dùng bắt đầu của methyldopa là 250 mg, 2 đến 3 lần trong ngày, trong 48 giờ đầu. Sau đó liều này được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của mỗi người. Ðể giảm thiểu tác dụng an thần bắt đầu tăng liều vào buổi tối.

Dùng liều duy trì: Liều dùng thông thường của methyldopa là 0,5 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 4 lần. Liều hàng ngày tối đa được khuyến cáo là 3 g.

Methyldopa được bài tiết với số lượng lớn qua thận, những người bệnh suy thận có thể đáp ứng với liều nhỏ hơn. Ngất ở người cao tuổi có thể liên quan tới sự tăng nhạy cảm với thuốc hoặc tới xơ vữa động mạch tiến triển.

Với Người cao tuổi

Liều ban đầu 125 mg 2 lần mỗi ngày, liều có thể tăng dần. Liều tối đa dùng 2 g/ngày.

 

Tương tác thuốc

thuốc có tương tác với một số thuốc khi sử dụng cùng nhau

 Với Thuốc chữa tăng huyết áp khác: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp, tăng các phản ứng bất lợi hoặc phản ứng  thuốc.

Thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO): gây hạ huyết áp quá mức.

Amphetamin, các thuốc kích thích thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: gây đối kháng với tác dụng chữa tăng huyết áp và mất sự kiểm soát huyết áp.

Thuốc tạo huyết có sắt: Làm giảm nồng độ methyldopa trong huyết tương và làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa.

Thuốc tránh thai uống: Vì làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu và gây khó kiểm soát huyết áp.

Điều kiện Bảo quản

Viên nén: Bảo quản ở 15 – 300C trong lọ kín.

Hỗn dịch uống: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 260C trong lọ kín, tránh ánh sáng; tránh làm đóng băng hỗn dịch.

Quá liều và xử trí

Quá liều cấp có thể gây hạ huyết áp với rối loạn chức năng của não và hệ tiêu hóa (mạch chậm, táo bón, đầy hơi, ỉa chảy, buồn nôn, nôn).

Trường hợp quá liều, thường chỉ điều trị triệu chứng, hỗ trợ. Khi mới uống thuốc có thể rửa dạ dày hoặc gây nôn. Nếu thuốc đã được hấp thu, có thể truyền dịch để tăng thải trừ thuốc qua nước tiểu, Cần chú ý đặc biệt tần số tim, lưu lượng máu, cân bằng điện giải.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status