Có những kiểu gãy xương nào trong chấn thương?

Có những kiểu gãy xương nào trong chấn thương?
Rate this post

Một lực chấn thương tác động gây gãy xương thường gây ra các thương tổn tại

xươngthương tổn tổ chức phần mềm tại xương. Có những tổn thương nào và các kiểu gãy xương nào?

1. Tổn thương tại xương.

1.1. Gãy xương không hoàn toàn

Là gãy xương mà hai đầu gãy không di lệch. Nó thường có các thể gãy sau

Gãy dưới màng xương: Là thể gãy mà đường gãy nằm trong màng xương loại gãy này thường gặp ở trẻ em vì màng xương ở trẻ em dày.

Gãy xương thể cành tươi. Là thể gãy mà xương chỉ gãy một phần tới ống tuỷ nhưng màng xương còn nguyên vẹn. Loại này thường gặp ở trẻ em.

– Lún xương: Là tổ chức xương bị nén ép dưới tác dụng của lực đè ép thường gặp ở tổ chức xương xốp như thân đốt sống và các đầu xương.

– Rạn xương, nứt xương: Là tổn thương xuất hiện ở phần vỏ xương.

Gãy xương

1.2. Gãy xương hoàn toàn:

Là gãy xương mà ở đó 2 đầu xương gãy tách rời nhau ra.

1.2.1. Đường gãy:

– Đường gãy ngang: Là đường gãy vuông góc với trục của xương, thường gặp trong chấn thương trực tiếp vào xương tạo nên một lực bẻ hoặc gặp trong gãy xương bệnh lý.

Loại này khó nắn chỉnh nhưng khi nắn chỉnh được thì ít bị di lệch thứ phát.

– Đường gãy chéo: Là đường gãy chếch so với trục của xương, thường gặp do cơ chế gián tiếp với lực xoay gập góc. Loại này dễ nắn chỉnh nhưng dễ bị di lệch thứ phát sau bó bột.

– Đường gãy dọc: Là đường gãy song song với trục của xương: Thường gặp ở những loại xương ngắn nhưng ít gặp.

1.2.2. Di lệch:

– Di lệch chồng hoặc di lệch gây ngắn chi: Là loại gãy làm cho các đầu xương gãy di lệch chồng lên nhau làm cho chiều dài của chi bị ngắn lại so với bình thường.

– Di lệch sang bên: Các đầu xương gãy di lệch sang bên với nhau ( trong – ngoài, trước – sau).

– Di lệch gập góc: Các đầu xương gãy hợp với nhau thành một góc.

– Di lệch xoắn theo trục: Đoạn ngoại vi di lệch xoay theo trục có thể nhận biết trên phim XQ bằng cách so sánh tư thế của đầu gãy trung tâm và đầu ngoại vi. Loại này làm hạn chế cơ năng của xương nhiều nhất.

– Di lệch giãn cách: Do các cơ co kéo làm các đầu xương bị giãn cách xa nhau.

Thường gặp khi gãy xương bánh chè, mỏm khuỷu, hoặc gãy các mấu các mỏm xương.

2. Phân loại: Theo đặc điểm tổn thương phần mềm theo Oesterm và Tscherne năm 1982

2.1. Gãy xương kín:

Là gãy không kèm theo vết thương ở tổ chức phần mềm làm thông ổ gãy với môi trường bên ngoài.

– Gãy xương kín độ 0: gãy xương không tổn thương phần mềm thường là gãy xương gián tiếp không di lệch hoặc di lệch ít.

– Gãy xương kín độ I: Có xây xát da nông, gãy xương mức độ đơn giản hay trung bình.

– Gãy xương kín độ II: Gãy xương do cơ chế trực tiếp mức độ trung bình hay nặng. Gãy xương có xây xát da sâu và tổn thương cơ khu trú do chấn thương. Nếu có chèn ép khoang cũng xếp vào loại này.

– Gãy xương kín độ III. Gãy xương kín do chấn thương trực tiếp mức độ trung bình hay nặng. Gãy xương có chạm thương da rộng, giập nát cơ, có hội chứng khoang thực sự hay đứt mạch máu chính.

2.2. Gãy xương hở:

Là gãy xương thông với môi trường bên ngoài qua vết thương phần mềm.

Phân loại gãy xương hở theo Gustilo:

– Gãy hở độ 1: Vết thương rách da nhỏ 1cm, gon, ít bầm dập tổ chức phần mềm, gãy xương vững, vết thương sạch.

– Gãy hở độ 2: Vết thương rách da từ 1 – 10 cm, phần mềm bị bầm dập trung bình, không bong lóc gây hoại tử, vết thương sạch, gãy xương đơn giản.

– Gãy hở độ 3: Vết thương rách da > 10 cm, vết thương bẩn, tổn thương phần mềm nặng nề, có thể khuyết hổng phần mềm, gãy xương nhiều đoạn, nhiều mảnh.

+ Gãy hở độ III A: Gãy hở với vết thương rộng nhưng sau khi cắt lọc vẫn đủ phần mềm che phủ ổ gãy, không gây khuyết hổng tổ chức.

+ Gãy hở độ III B: Khuyết hổng phần mềm rộng làm lộ ổ gãy cần phải chuyển vạt phần mềm che phủ ổ gãy.

+ Gãy hở độ III C: Gãy hở với mức độ tổn thương phần mềm nặng kèm theo có tổn thương động mạch , thần kinh.

 

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status