Đại cương về GlucoCorticoid
Contents
- 0.1 Định nghĩa
- 0.2 Glucocorticoid là hormon vỏ thượng thận có vai trò quan trọng duy trì chuyển hóa năng lượng, duy trì huyết áp. Sự thiếu GC sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như suy nhược, hạ đường huyết, sốc và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị tích cực. Người ta dựa vào công thức của hydrocortisol là một chất GC thiên nhiên do vỏ thượng thận bài tiết để sản xuất rất nhiều GC tổng hợp dùng cho mục đích kháng viêm, các bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch, đưa glucocorticoid lên hàng thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
- 0.3 ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT GLUCOCORTICOID TRONG CƠ THỂ
- 0.4 TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA GLUCOCORTICOID
- 1 GC đã giúp tiết kiệm năng lượng ở các mô ngoại biên để dành năng lượng cho các cơ quan trung tâm như não và tim trong trưỡng hợp cần tăng khẩn cấp lượng glucose cho các cơ quan này. Nhưng điều trị lâu dài sẽ gây tăng đường huyết (có thể gây tiểu đường) và teo cơ do thoái hóa protein. Ở mô mỡ, làm tăng thoái hóa ‘triglycerid’ và tăng tổng hợp triglycerid (thông qua tác dụng tăng insulin do tăng đường huyết) nhưng tăng tổng hợp triglycerid ưu thế hơn nên kết quả là tăng dự trữ mỡ, nhưng có sự tái phân phối mỡ không đồng đều: mỡ tích tụ ở xương đòn, sau cổ gọi là gù trâu và mặt làm mặt bệnh nhân đầy đặn như mặt trăng tròn nhưng lại mất mỡ ở chi. Sự tái phân phối mỡ kiểu đó thấy rõ rệt ở người bệnh Cushing. Các GC tác dụng lên cân bằng điện giải thông qua ‘receptor’ của ‘mineralocorticoid’. Các GC có chứa fluor như dexamethason không tác dụng trên receptor mineralocorticoid nên không gây giữ muối và nước. Tác dụng trên máu: GC ít ảnh hưởng trên sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng hồng cầu ở liều cao (khi bị hội chứng Cushing) , giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Làm tăng bạch cầu, giảm sự tạo lympho bào và giảm hoạt động của bạch cầu (giảm sự thoát bạch cầu ra khỏi mạch), giảm sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức viêm dùng để điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh lượng hồng sau xạ trị hoặc hóa trị liệu ung thư. Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch: – GC chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch), do: · Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin (interleukin, TMF, GM-CSF, (Prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế bào mast. · Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào, giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này. – GC còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính cũng làm chậm lành vết thương. – Đối với tác dụng ức chế miễn dịch, GC làm: · Giảm sản sinh kháng thể. · Giảm các thành phần bổ thể trong máu. Nhờ các tác dụng trên mà GC chữa đựơc phản ứng quá mẫn, kháng viêm, điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ.. Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi, ngăn cản sự phát triển của tổ chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.
Định nghĩa
Glucocorticoid là hormon vỏ thượng thận có vai trò quan trọng duy trì chuyển hóa năng lượng, duy trì huyết áp. Sự thiếu GC sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như suy nhược, hạ đường huyết, sốc và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị tích cực.
Người ta dựa vào công thức của hydrocortisol là một chất GC thiên nhiên do vỏ thượng thận bài tiết để sản xuất rất nhiều GC tổng hợp dùng cho mục đích kháng viêm, các bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch, đưa glucocorticoid lên hàng thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT GLUCOCORTICOID TRONG CƠ THỂ
Việc bài tiết GC của vỏ thượng thận dưới sự điều khiển của trục dưới đồi – tuyến yên.
Khi mức cortisol trong máu giảm là yếu tố gây tiết CRH, đến lượt CRH gây tiết ACTH (tuyến yên) ACTH kích thích vỏ thượng thận phát triển và bài tiết cortisol.
Khi mức cortisol trong máu tăng là yếu tố ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm ngưng tiết CRH, ACTH làm giảm nồng độ GC trong máu. Đó là cơ chế feedback giữ mức hormon ổn định.
Mỗi ngày cơ thể tiết độ 15-25 mg cortisol, khi có stress lượng này tăng gấp 2-3 lần so với bình thường. Vì vậy, khi đưa GC vào cơ thể trong thời gian dài theo cách nào đó làm duy trì nồng độ GC huyết bằng hoặc trên mức sinh lý sẽ ức chế tiết CRH và ACTH sẽ gây teo vỏ thượng thận.
Về nhịp bài tiết ngày đêm, cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng đạt tới mức cao nhất lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm đến 12 giờ đêm là thấp nhất. tuyến thượng thận “ngủ” về đêm, nếu uống thuốc vào buổi chiều tối tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày và nếu tình trạng ấy kéo dài nhiều ngày sẽ gây suy teo vỏ thượng thận. khi sử dụng GC kéo dài chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc dùng thuốc cách ngày.
TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA GLUCOCORTICOID
Tác dụng chuyển hóa:
“GC” làm tăng đường huyết lúc đói để đảm bảo cung cấp glucose cho não, tim :
– Ở ngoại biên: GC làm giảm sử dụng glucose, làm tăng thoái hóa protein (ở cơ), lipid (mô mỡ) lúc đói, qua đó cung cấp acid amin và glycerol cho sự tân tạo glucose ở gan.
– Ở gan: kích thích gan thành lập glucose từ acid amin và glycerol, đồng thời tích trữ glucose ở dạng glycozen.
GC đã giúp tiết kiệm năng lượng ở các mô ngoại biên để dành năng lượng cho các cơ quan trung tâm như não và tim trong trưỡng hợp cần tăng khẩn cấp lượng glucose cho các cơ quan này.
Nhưng điều trị lâu dài sẽ gây tăng đường huyết (có thể gây tiểu đường) và teo cơ do thoái hóa protein.
Ở mô mỡ, làm tăng thoái hóa ‘triglycerid’ và tăng tổng hợp triglycerid (thông qua tác dụng tăng insulin do tăng đường huyết) nhưng tăng tổng hợp triglycerid ưu thế hơn nên kết quả là tăng dự trữ mỡ, nhưng có sự tái phân phối mỡ không đồng đều: mỡ tích tụ ở xương đòn, sau cổ gọi là gù trâu và mặt làm mặt bệnh nhân đầy đặn như mặt trăng tròn nhưng lại mất mỡ ở chi. Sự tái phân phối mỡ kiểu đó thấy rõ rệt ở người bệnh Cushing.
Các GC tác dụng lên cân bằng điện giải thông qua ‘receptor’ của ‘mineralocorticoid’. Các GC có chứa fluor như dexamethason không tác dụng trên receptor mineralocorticoid nên không gây giữ muối và nước.
Tác dụng trên máu:
GC ít ảnh hưởng trên sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng hồng cầu ở liều cao (khi bị hội chứng Cushing) , giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Làm tăng bạch cầu, giảm sự tạo lympho bào và giảm hoạt động của bạch cầu (giảm sự thoát bạch cầu ra khỏi mạch), giảm sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức viêm dùng để điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh lượng hồng sau xạ trị hoặc hóa trị liệu ung thư.
Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch:
– GC chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch), do:
· Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin (interleukin, TMF, GM-CSF, (Prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế bào mast.
· Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào, giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này.
– GC còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính cũng làm chậm lành vết thương.
– Đối với tác dụng ức chế miễn dịch, GC làm:
· Giảm sản sinh kháng thể.
· Giảm các thành phần bổ thể trong máu.
Nhờ các tác dụng trên mà GC chữa đựơc phản ứng quá mẫn, kháng viêm, điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ..
Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi, ngăn cản sự phát triển của tổ chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.
Xem thêm thuốc Ketosteril tablets