Chẩn đoán bệnh lí hẹp van hai lá?
Bệnh hẹp van 2 lá được chẩn đoán như thế nào?
Contents
Chẩn đoán lâm sàng.
1,1. Toàn thân:
– Chậm phát triển thể chất nếu HHL có từ khi nhỏ: “lùn hai lá”.
– Lồng ngực bên trái có thể biến dạng nếu HHL từ nhỏ.
– Dấu hiệu của ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy tim phải: tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, phù chi dưới, phù toàn thân, gan to, đái ít…
– Các dấu hiệu của kém tưới máu ngoại vi: da, đầu chi xanh tím.
1.2. Cơ năng
– Khó thở khi làm việc gắng sức, khi nằm hay phù phổi kết quả của sự giảm tính đàn hồi của phổi.
– Cơn hen tim và phù phổi cấp: là một điểm đặc biệt của bệnh: biểu hiện suy tim trái mà bản chất lại là suy tim phải. Bệnh nhân ho nhiều, khạc bọt màu hồng, khó thở kịch phát, bệnh nhân hốt hoảng, vã mồ hôi
– Ho ra máu: số lượng ít, dính với đờm.
– Đau ngực (15% trường hợp) do tăng áp lực động mạch phổi hoặc nhồi máu phổi.
– Hồi hộp đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim
– Các triệu chứng khác như: nuốt nghẹn, nói khàn do nhĩ trái to chèn ép.
1.3. Thực thể
* Nhìn: Lồng ngực biến dạng vùng trước tim, tím môi, ngọn chi.
* Sờ
– Mỏm tim có rung miu tâm trương.
– Bờ trái xương ức: dấu nẩy của thất phải do tăng áp lực động mạch phổi, thất phải lớn.
* Gõ. diện đục tương đối của tim to về bên phải.
* Nghe: là triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán.
– Mỏm tim:
+ T1 đanh, gọn
+ Rung tâm trương (RTTr)
+Thổi tiền tâm thu (trầm, nhỏ)
+ Clắc mở van 2 lá: nghe tại mỏm hay bờ trái xương ức vùng thấp (khoang liên sườn IV, V cạnh ức trái, có thể lan đến đáy tim).
– Đáy tim:
+ T2 mạnh, tách đôi nghe rõ nhất ở ổ van động mạch phổi.
+ Thổi tâm trương Graham Steel do hở van động mạch phổi cơ năng.
* Ngoài ra có thể khám thấy: gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+), phù chân,
tràn dịch màng bụng, màng phổi.
2.TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
X quang lồng ngực
2.1 Phim thẳng
– Bờ trái 4 cung: quai ĐMC, cung ĐMP, tiểu nhĩ trái, thất trái.
– Bờ phải 2 cung nhĩ phải và trái cắt nhau hoặc song song
– Rốn phổi đậm, động mạch phổi lớn.
– Đường Kerley B ở phổi
* Phim nghiêng: góc khí phế quản rộng, thực quản bị chèn ép ở 1/3 giữa và 1/3 dưới (uống Baryte).
2.2. Điện tâm đồ
Nhịp xoang hoặc rung nhĩ.
Phì đại giãn nhĩ trái: sóng P > 0,12s, 2 đỉnh, Vl: p 2 pha -/+
Trục bình thường hoặc lệch phải.
– Dày thất phải: RVI + SV5 > 11 mm, R/s (ở Vl)
2.3. Siêu âm tim: 2D – TM – Doppler.
Phương pháp này độ nhạy và đặc hiệu nhất để: chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ hẹp, hình thái tính chất của van hai lá và các tổn thương phối hợp.
– Lá trước mất hình M, lá sau di chuyển về trước, van 2 lá di động song song thì tâm trương.
– Độ dốc EF giảm.
– Lá trước mở có dạng gấp gối.
– Dày lá van và hệ dây chằng dưới van.
– Đo áp lực động mạch phổi thì tâm thu.
– Phát hiện huyết khối trong tâm nhĩ trái
3.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
3.1. U nhầy nhĩ trái: lâm sàng giống hẹp van 2 lá, tuy nhiên tiếng rung tâm trương thay đổi theo tư thế người bệnh, không có T1 đanh. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm.
3.2. Cường giáp: tăng trương lực thần kinh với nhịp tim nhanh, cung lượng tim tăng cao có thể làm giả triệu chứng hẹp 2 lá.
3.3. Nhĩ trái 2 buồng (nhĩ trái lớn) và thông trên nhĩ lỗ lớn (làm giãn động mạch
phổi): giống hẹp van hai lá trên X quang: chẩn đoán dựa vào siêu âm Doppler, thông tim, chụp buồng tim.
3.4. Tiếng rung Flint trong hở van động mạch chủ. Không có T1 đanh, nghe rung tâm trương ngắn hơn.
3.5. Hẹp van ba lá: rung tâm trương trong mỏm tim
4. CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG
41. Rối loạn nhịp nhĩ
Rung nhĩ, hiện tượng cuồng động nhĩ, hiện tượng ngoại tâm thu nhĩ, sự xuất hiện của rung nhĩ gây hậu quả xấu dễ hình thành cục máu đông trong tim.
4.2. Suy tim phải
– Hay xảy ra cơn hen tim, phù phổi cấp ở hẹp van 2 lá khít.
– Hội chứng suy tim phải tiến triển không thể tránh khỏi.
4.3. Tắc mạch
– Cục máu đông được hình thành ở nhĩ trái dẫn đến làm tắc mạch máu não, mạch máu thận, chi.
– Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chủ dưới gây tắc mạch phổi.
4.4. Nhiễm trùng
– Viêm phế quản – phổi do vi trùng, viêm phổi, áp xe phổi.
– Viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler).
4.5. Một số thể lâm sàng đặc biệt
– Thai sản: người bệnh hẹp van hai lá có thai sẽ làm nặng thêm tình trạng huyết động do tăng cung lượng tim và thể tích máu khi mang thai. Do đó người bệnh có nguy cơ cao bị phù phổi cấp.
– Tái hẹp van: sau khi mổ tách van hai lá kín. Nguyên nhân có thể là do dai dẳng quá trình thấp tim hoặc là tái bị thấp tim. Thông thường kèm theo hở hai lá (do phẫu thuật).