Ung thư dạ dày và cách điều trị
Contents
Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày
Nguyên nhân trực tiếp của ung thư dạ dày chưa biết chính xác, nhưng nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày:
• Nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori: H. pylori loại vi khuẩn thường gây nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Khi Nhiễm khuẩn H. pylori có thể gây viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng, cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhưng chỉ có một số ít người bị mắc bệnh ung thư dạ dày.
• Viêm dạ dày mạn tính: Những người có bệnh liên quan đến viêm dạ dày mạn tính cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. những người đã bị cắt một phần của dạ dày của họ do viêm dạ dày mạn tính và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nhiều năm sau cuộc phẫu thuật của họ.
• Tiền sử gia đình: Những người có người thân bị ung thư dạ dày có nhiều khả năng phát triển ung thư dạ dày. Nếu có nhiều người thân có tiền sử ung thư dạ dày, nguy cơ thậm chí còn lớn hơn.
• Chế độ ăn uống kém, thiếu hoạt động thể chất, hoặc béo phì
• Lạm dụng rượu
Triệu chứng của ung thư dạ dày
Đôi khi ung thư có thể phát triển trong dạ dày một thời gian dài trước khi nó gây ra các triệu chứng.
Trong giai đoạn đầu có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
• Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục
• Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
• Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít rồi nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.
• Thay đổi đặc tính cơn đau: đau thượng vị mất chu kỳ, kéo dài hơn, không giảm khi dùng thuốc
• Thiếu máu kèm theo ỉa phân đen rỉ rả không để ý, tình cờ bác sĩ phát hiện hoặc làm Weber-Mayer (+).
• Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không cắt nghĩa được nguyên nhân
Giai đoạn sau nó có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
• Phân có máu hoặc phân có màu đen
• Cảm giác đầy bụng sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn một lượng nhỏ
• Nôn sau bữa ăn
• Giảm Sút cân ngoài ý muốn
• Đau dạ dày, đặc biệt là sau bữa ăn
• Không khỏe và cảm thấy mệt mỏi
Nhiều người có những triệu chứng này nhưng có thể do các bệnh khác không phải ung thư, nếu bạn gặp bất kỳ một trong những triệu chứng này và chúng không đỡ, hãy đi khám bệnh. Ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị hiệu quả tốt hơn.
Điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: Phẫu thuật, Hóa trị liệu, Tia xạ.
Phẫu thuật
Phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: Cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày bệnh nhân có thể ra viện.
Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa chất trị liệu
Phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn hoá chất có tác dụng làm giảm triệu chứng (hoá chất triệu chứng).
Điều trị bằng tia xạ
Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các tế bào mô lành. Trong ung thư dạ dày điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật rất hạn chế.