Những điều cần biết về thuốc chống viêm corticoid
Contents
Đại cương về corticoid
Glucocorticoid là một trong những hormon được tổng hợp tại tuyến vỏ thượng thận, trong đó quan trọng nhất là cortisol. Đây là hormon chuyển hóa chất đường được tuyến thượng thận tiết hàng ngày khoảng 15 – 30 mg, trong đó 50% số lượng được tiết cao nhất vào lúc 6 – 8 giờ sáng. Thời gian nửa đời trong huyết tương của cortisol là khoảng 70 – 90 phút. Nồng độ cortisol sinh lý là
Vào lúc 8 giờ: 3 – 20µg/dl (80 – 540 nmol/l), trung bình 10-12µg/dl (276 -331 nmol/l).
Vào lúc 16 giờ: còn một nửa so với lúc 8 giờ.
Vào lúc 22 giờ đến 2 giờ sáng: dưới 3àg /dl (80 nmol/l).
Trong khi stress: tăng lên 40-60àg /dl (1100-1600 nmol/l).
Các chống viêm corticosteroid (prednisolon, dexamthason, betamethason…) là những thuốc tổng hợp có tính chất và cấu trúc hóa học tương tự cortisol.
Cơ chế tác dụng của thuốc
Trong quá trình viêm, bạch cầu thoát ra khỏi mạch máu để xâm nhập các mô bị viêm, nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút… Các thuốc chống viêm corticosteroid ngăn chặn quá trình này vì làm giảm số lượng của tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên, làm giảm sự di chuyển của chúng đến các mô bị viêm ức chế sự hoạt động của các tế bào lympho và các đại thực bào.
Ngoài ra, các corticosteroid còn ức chế enzym COX và phospholipase A2 là những enzym tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin.
Mức chuyển hóa của thuốc
Corticoid làm tăng thoái biến, ức chế đồng hóa protein (tại gan tăng tổng hợp protein và RNA). Làm tăng thoái biến lipid thường xuyên đồng thời biến đổi chuyển hóa protid theo hướng chuyển hóa chất đường làm tăng tân sinh đường, làm tăng đường máu, đề kháng insulin ở ngoại biên).
Corticoid làm bilan phosphat – calci âm tính bằng cách giảm hấp thu calci ở ruột, tăng đào thải phosphat ở thận do ức chế hoạt động của tạo cốt bà, có tác dụng kháng vitamin D.
Chuyển hóa muối – nước cũng bị rối loạn nặng nhưng tùy thuộc vào các chất. Thường phối hợp với sự kiềm hóa kèm theo mất kali và cũng liên quan đến giảm khối lượng cơ (ảnh hưởng của sự chống đồng hóa và thoái biến protein).
Chỉ định của thuốc :
Các thuốc corticosteroid có tính chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nên được sử dụng nhiều trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:
– Bệnh viêm khớp dạng thấp
– Chứng viêm cơ.
– hội chứng lupus ban đỏ toàn thân.
– Hội chứng Sjjogren
– Bệnh hen suyễn, dị ứng…
Chống chỉ định của thuốc:
– Người quá mẫn với thuốc kháng viêm corticosteroid.
– Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, bị cao huyết áp.
– Người đang bị nhiễm virút hoặc nhiễm nấm toàn thân…
Tác dụng phụ của thuốc:
– thuốc gây loãng xương.
– Gây suy giảm hệ miễn dịch.
– Gây viêm loét dạ dày-tá tràng, gây xuất huyết tiêu hóa.
– làm cao huyết áp.
– Gia tăng thêm tình trạng đái tháo đường.
– Sưng phù nề…
Nguyên tắc sử dụng corticoid
Hạn chế chỉ định đối với điều trị, khi mà không có một liệu pháp điều trị tích cực và tốt hơn để thay thế. Các chỉ định trên lâm sàng thường dùng:
Chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý của vỏ thượng thận:
Suy vỏ thượng thận mạn tính (bệnh Addison ), suy vỏ thượng thận cấp tính
Tăng hoạt hóa vỏ thượng thận: trong chứng phì đại bẩm sinh vỏ thượng thận (sử dụng trong thể loại bất thường về tổng hợp cortisol); hội chứng Cushing (sử dụng sau khi cắt bỏ tuyến yên, thượng thận để điều trị); chứng cường aldosteron (sử dụng trong thể thứ phát).
Dùng trong mục đích thăm dò và chẩn đoán: thường sử dụng trong các test dược động học (để thăm dò tuyến vỏ thượng thận).