Hướng dẫn thời gian uống thuốc hợp lí

Hướng dẫn thời gian uống thuốc hợp lí
Rate this post
Thời điểm uống thuốc hợp lí

Việc hướng dẫn thời gian sử dụng hợp lý là một tiêu chí bắt buộc của công tác dược lâm sàng trong bệnh viện. Đối với việc dùng thuốc ngoại trú trong cộng đồng, điều này cũng được đặt lên hàng đầu vì người bệnh tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ lại càng phải được chỉ dẫn thời gian dùng thuốc trong ngày sao cho hợp lý để thuốc đạt hiệu quả điều trị mà lại ít bị ảnh hưởng của thức ăn, đồ uống.

Liên quan đến mục đích dùng thuốc và nhịp thời gian

Chẳng hạn như đối với các loại thuốc ngủ, người bệnh cần được hướng dẫn dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thì uống ngay bất cứ lúc nào khi người bệnh đang bị sốt, đang bị đau.

Yếu tố quan trọng thứ hai đó là ảnh hưởng của nhịp thời gian đối với tác dụng sinh học của thuốc gọi là dược lý thời khắc. Cơ thể con người có một chu trình sinh học rất phức tạp, khép kín và có thể thay đổi theo nhịp ngày đêm, nhất là với các nhịp sinh học ( nhịp tim) hoặc nồng độ của các chất nội tiết (các hoóc-môn). Những thuốc có tác dụng sinh học tương tự như các hoóc-môn của cơ thể cần phải quan tâm đến thời điểm dùng thuốc sao cho không đi ngược lại các nhịp sinh lý tự nhiên của cơ thể.

Thời gian sử dụng một số thuốc

Các thuốc loại corticoid

Nên uống vào buổi sáng, lúc khoảng 6 – 8 giờ vì khi đó nồng độ hydrocortison trong máu đạt mức cao nhất trong ngày.

Các thuốc chống tăng huyết áp

Cũng nên uống vào buổi sáng, vì sự tăng huyết áp thường xảy ra vào buổi trưa và buổi chiều. Sau khi uống, thuốc phải trải qua quá trình hấp thu vào máu, đến khi cơ thể bị tăng huyết áp cũng là lúc hiệu quả được phát huy tác dụng làm giảm huyết áp cho người bệnh.

Đối với các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị

Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ  bởi nồng độ HCl tiết nhiều vào ban đêm. Các chất antacid, chất kháng thụ thể H2 và sucrafat thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đều uống xa bữa ăn.

Dược lý thời khắc xác định thời gian cho thuốc tối ưu cho từng loại thuốc, cả liều thuốc tối ưu dựa trên cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể. Để xác định thời gian cho thuốc tối ưu, chú ý nhiều đến các chu kỳ sinh học theo chu kỳ ngày đêm và cố gắng làm sáng tỏ cơ chế sinh ra các chu kỳ sinh học này.

Tương tác giữa Thuốc và thức ăn, đồ uống

Tương tác giữa thuốc và thức ăn, đồ uống

Vấn đề tương tác giữa thuốc và thức ăn đồ uống cần được quan tâm một cách sâu sắc bởi vì thức ăn và đồ uống có thể ảnh hưởng đến dược động học của thuốc do thức ăn làm thay đổi quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của hoạt chất.

Các loại thuốc kích thích sự bài tiết dịch vị tiêu hóa

Như: rượu bổ khai vị, các thuốc điều trị thay thế men tiêu hóa như: pepsin, các enzyme tuyến tuỵ như: pancreatin nên uống trước khi ăn 10 – 15 phút. Các loại thuốc vitamin, muối khoáng được thức ăn làm tăng hấp thu nên uống ngay trước bữa ăn vì bản thân thức ăn cũng là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng.

Trường hợp của thuốc aspirin là một thuốc giảm đau, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu thì cần lưu ý đến dạng bào chế để chọn thời điểm uống thuốc thích hợp. Aspirin là thuốc kích ứng đường tiêu hóa rất mạnh, lại bị thức ăn làm giảm hấp thu nên cần uống vào bữa ăn với các dạng thuốc lỏng hoặc viên sủi bọt.

Với dạng thuốc viên nén aspirin: Cần nhai nát viên thuốc, uống với nhiều nước vào ngay khi ăn.

Dạng viên aspirin bao phim tan trong ruột: Phải uống vào lúc dạ dày rỗng và uống với nhiều nước để thuốc không lưu lại lâu ở dạ dày mà nhanh chóng được đưa xuống ruột. Trong trường hợp này nên uống trước bữa ăn khoảng 1h hoặc sau khi ăn 2h. Quy tắc này cũng được áp dụng cho các dạng thuốc được bào chế thành dạng viên bao tan trong ruột

Những thuốc bị hấp thu quá nhanh

Các thuốc như: levodopa, griseofulvin, hydralazin, carbamazepin, diazepam…  uống lúc đói sẽ bị hấp thu nhanh vào máu gây các tác dụng không mong muốn do nồng độ tăng đột ngột cho nên cần phải uống vào bữa  ăn để hạn chế tác dụng phụ.

Các thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn

Cần uống xa bữa ăn như: các thuốc chống lao (rifampicin, rimifon…), các kháng sinh nhóm betalactam (amoxicilin, ampicilin, penicilin…),erythromycin… Các thuốc này kém bền trong môi trường acid dịch vị nên cần phải uống cách xa bữa ăn. Một số thuốc dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tiêu hóa như sucrafat nên uống 1 giờ trước khi ăn để nó kịp tạo màng bao che niêm mạc trước khi thức ăn vào dạ dày. Các thuốc antacid uống au khi ăn 1 giờ để trung hòa lượng acid HCl thừa do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn.

 

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status