Sự vận dụng thuyết âm dương trong y học cổ truyền

Sự vận dụng thuyết âm dương trong y học cổ truyền
Rate this post
Học thuyết âm dương

Thuyết âm dương đã ra đời từ rất lâu cách chúng ta khoảng 30 thế kỉ, song cho đến hiện nay nó vẫn không ngừng được vận dụng và phát huy trong lĩnh vực y học cổ truyền. Vì nó đã nêu ra những quy luật mang tính tiên đề, những quy luật đó đã được các nhà y học cổ vận dụng vào lĩnh vực của mình, càng ngày càng làm cho nó nó sâu sắc thêm, phong phú hơn nó trở thành phương tiện chỉ đạo cho mọi hoạt động của y học cổ truyền, về phòng và chữa bệnh cả trong lĩnh vực y và dược.

Về tổ chức học cơ thể:

Ngũ tạng như tâm can tý phế thận thuộc âm

Lục phủ như vị đởm tiểu tràng đại tràng bàng quang tam tiêu thuộc dương.

trong mỗi tạng phủ đều có phần âm dương, can có can âm, can dương, tâm có tâm âm tâm duongs…

Về sinh lí học:

Khi phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, bản thân cơ thể mỗi người đều có sự điều chỉnh riêng để cho âm dương cân bằng nhau. Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương sẽ là cơ sở của việc phát sinh ra bệnh tật. ví dụ: nếu âm thắng thì dương bệnh và ngược lại nếu dương thắng thì âm bệnh. Chẳng hạn âm thắng dẫn đến nội hàn bụng đầy tiết tả phủ đại tràng sẽ bị bênh. Chân âm trong cơ thể yếu kém phần dương lấn át làm cơ thể phát nhiệt nóng sốt, hoặc phần dương của cơ thể bị hư sẽ dẫn đến ngoại hàn chân tay yếu lạnh, đau lưng mỏi gối, người có cảm giác sợ lạnh sợ gió. Bởi vậy theo nguyên tắc để giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì phải luôn giữ cho âm dương trong cơ thể được thăng bằng, nếu như cơ thể không tự điều chỉnh được thì chúng ta phải biết tự điều tiết để giữ cho Âm bình Dương bế.

Về bệnh lý

Một khi âm dương trong cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến rối loạn và mất thăng bằng về hoạt động của tạng phủ, ví dụ như can đởm thấp nhiệt gây ra bệnh hoàng đản các bệnh viêm gan vàng da. Hoặc các yếu tố như phong hàn thử thấp nhiệt khi xâm nhập vào cơ thể gây ra mất thăng bằng âm dương và gây ra bệnh tật, ví dụ như phong hàn phạm vào biểu gây ra chứng cảm mạo phong hàn, hoặc phong nhiệt phạm biểu  sẽ gây ra chứng cảm mạo phong nhiệt.

Về chẩn đoán

Triệu chứng của bệnh cũng được chia ra lầm âm và dương.

Hội chứng dương là khi cơ thể có thân nhiệt lớn hơn 37 độ, hoặc sốt cao, người có cảm giác đỏ bừng, háo khát thích uống nước mát.

Hôi chứng âm là khi cơ thể thường biểu hiện lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh, sợ giớ, sợ rét, da xanh nhợt nhạt mắt trắng môi nhợt, thích ướng nước nóng, bụng đau sôi tiết tả nước tiểu trong rêu lưỡi trắng, lưỡi nhợt nhạt, tiếng nói trầm khánh yếu ớt, nằm co sợ lạnh hay quay vào phía trong.

Hai hội chứng âm dương rất quang trọng trong việc chẩn đoán và điều trị vì đó là những căn cứ để người thầy thuốc đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp phương dược thích hợp cho người bệnh để cso kết quả điều trị tốt.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status