Những điều cần biết về ngộ độc thực phẩm

Những điều cần biết về ngộ độc thực phẩm
Rate this post

Thế nào là ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm còn được gọi là bệnh do thức  ăn là một rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn hoặc đồ ăn bị nhiễm độc. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể chia thành các nhân lây nhiễm vi sinh, nhiễm vào thức ăn và đồ uống hoặc thậm chí nước ở hồ bơi và các tác nhân không lây nhiễm (độc chất) gồm các chất hóa học, độc tố các thực phẩm lạ được chế biến không phù hợp hoặc thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây và rau củ.

Thực phẩm bẩn

Vi sinh hoặc độc chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Điều này thường xảy ra khi sử dụng thức ăn đã đem ra khỏi tủ lạnh trong thời gian rất dài hoặc do cách chế biến thực phẩm không tốt và thường có nguyên nhân ăn phải thịt sống hoặc nấu chưa chín sản phẩm từ sữa đồ ăn đóng hộp tự làm không đúng kĩ thuật hoặc các loại thức ăn có sốt maynoaise được bày ra ngoài quá lâu. Hơn nữa người chế biến thức ăn mà vệ sinh cá nhân kém hoặc bị nhiễm trùng cũng có thể làm nhiễm độc thức ăn.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân

Nên nôn ói không kéo dài và tiêu chảy lượng ít không quá 24h thì có thể chăm sóc tại nhà.

Bù lượng dịch và chất điện giải bị mất do tiêu chảy và nôn ói bằng cách uống nước trắng soda, nước canh, hoặc nước uống thể thao không caffein. Người lớn bị ngộ độc nên uống tối thiểu 8-16 ly mỗi ngày, uống từng ngụm nhỏ thường xuyên vì đây là cách tốt nhất để giữ nước. tránh uống sữa và các thức ăn có cafein còn hoặc đường. bệnh nhân cũng có thể ngậm các viên đá nhỏ.

Bù nước

Tránh sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy vì các thuốc này có thể làm chậm quá trình thải loại vi khuẩn hoặc độc tố ra khỏi cơ thể.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu hỏi ý kiến bác sĩ vì bệnh nhân có thể làm ngưng thuốc lợi tiểu khi đang bị tiêu chảy. Tránh ngưng hoặc thay đổi thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi hết buồn nôn và nôn ói có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc từ từ. Các thức ăn đặc dễ tiêu như bánh mỳ nướng, bánh quy sô đa chuối, gạo bánh mì lúa mì, khoai tây ngũ cốc, thịt nạc và thịt gà có thể dùng với lượng nhỏ. Tuy nhiên ngưng ăn nếu buồn nôn trở lại.

Nên nghỉ ngơi đầy đủ vì mất nước có thể làm người yếu lả và mệt mỏi.

Nếu tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ nôn ói kéo dài hơn 12 giờ không thể giảm mất dịch hoặc bệnh trầm trọng hơn thì nên đến cơ sở y tế ngay.

Các phương án phòng tránh

Báo cho cơ quan y tế nếu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm.

Thức ăn bị nhiễm độc có thể có hoặc không có mùi. Không nên nếm thức ăn nghi ngờ ngay cả một lượng nhỏ.

Nếu có bất kì nghi ngờ gì về độ an toàn thực phẩm nên bỏ chúng ngay.

Tốt nhất không được dùng thực phẩm không nấu chín.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status