Kháng sinh Quinolon

Kháng sinh Quinolon
3.3 (65%) 4 votes

Nguồn gốc của Quinolon

Là nhóm kháng sinh hoàn toàn tổng hợp. Được chia làm hai thế hệ gồm quinolon thế hệ I và thế hệ II.

Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn là gì?

Các kháng sinh nhóm quinolon đều ức chế ADN gyrase, là enzym mở vòng xoắn trên phân tử ADN giúp cho sự sao chép và phiên mã, thế nên ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn. Ngoài ra còn tác dụng cả trên mARN nên ức chế tổng hợp protein vi khuẩn. Các quinolon hầu như là thuốc diệt khuẩn.

Cấu trúc hóa học của kháng sinh quinolon

Acid nalidixic

Acid nalidixic (còn gọi là quinolon thế hệ I)

Chỉ ức chế enzym  ADN gyrase nên chỉ có tác dụng diệt khuẩn gram (-) đường tiết niệu và đường tiêu hóa. Không có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).

Fluoroquinolon

Các fluoroquinolon có tác dụng lên cả  2 enzym là ADN gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn nên phổ kháng khuẩn rộng hơn, hoạt tính kháng khuẩn cũng mạnh hơn từ 10 – 30 lần. Các fluoroquinolon thế hệ đầu, còn gọi là quinolon thế hệ II (pefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin…) có khác nhau tương đối về tác động trên gyrase và topoisomerase IV: trên vi khuẩn gram (-), hiệu lực kháng gyrase mạnh hơn; còn trên vi khuẩn gram (+), lại có hiệu lực kháng topoisomerrase IV mạnh hơn. Các fluoroquinolon thế hệ mới còn gọi là quinolon thế hệ III (levofloxacin, trovafloxacin, từ 1999) có tác động cân bằng trên cả 2 enzym vì vậy phổ kháng mở rộng trên gram (+), đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp, và vi khuẩn khó kháng thuốc hơn vì phải đột biến 2 lần trên 2 enzym đích.

Phổ kháng khuẩn của fluoroquinolon

E.coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Neisseria, P.aeruginosa, Enterococci, phế cầu, tụ cầu (kể cả loại kháng methicilin). Một số vi khuẩn trong tế bào cũng bị ức chế với nồng độ fluoroquinolon huyết tương như chlamidia, mycoplasma, brucella, mycobacterium…

Dược động học của quinolon

Acid nalidixic dễ dàng hấp thu qua tiêu hóa và thải trừ nhanh qua thận, vì vậy được dùng làm kháng sinh đường tiết niệu, nhưng phần lớn bị chuyển hoá ở gan, chỉ có khoảng 1/4 qua thận dưới dạng còn hoạt tính.

Các fluorquinolon có sinh khả dụng cao tới 90% (pefloxacin), hoặc trên 95% (gatifloxacin và nhiều thuốc khác), gắn vào protein huyết tương ít (10% với ofloxacin, 30% với pefloxacin). Rất dễ vào mô và vào trong tế bào, kể cả dịch não tuỷ. Bị chuyển hoá ở gan chỉ một phần.  kháng sinh Pefloxacin bị chuyển hóa thành norfloxacin vẫn còn hoạt tính và chính nó bị thải trừ qua thận 70%. Thời gian bán thải từ tùy từng chất. Nồng độ thuốc trong  một số bộ phận tuyến tiền liệt, thận, đại thực bào, bạch cầu hạt cao hơn trong huyết tương.

Chỉ định điều trị

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, acid nalixilic, norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin, tác dụng giống nhau, tương tự như trimethoprim – sulfamethoxazol.
  • Bệnh lây theo đường tình dục như: Bệnh lậu: uống liều duy nhất thuốc ofloxacin hoặc ciprofloxacin.
  • Bệnh viêm nhiễm vùng chậu hông: ofloxacin phối hợp với kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí (clindamycin, metronidazol).
  •  Một số nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: do E. coli, S.typhi và viêm phúc mạc trên bệnh nhân phải làm thẩm phân nhiều lần.
  • Viêm đường hô hấp trên, dưới, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm xoang: các fluoroquinolon mới như levofloxacin, trovafloxacin, gatifloxacin.
  • Nhiễm khuẩn xương- khớp, mô mềm: thường do trực khuẩn gram (-) và tụ cầu vàng, liều lượng phải cao hơn cho nhiễm khuẩn tiết niệu và thường phải kéo dài (7- 14 ngày, có khi phải tới 4- 6 tuần)
Cảnh báo từ FDA khi dùng quinolon
Cảnh báo từ FDA khi dùng quinolon

Độc tính của thuốc kháng sinh quinolon

  • Khoảng 10%, từ nhẹ đến nặng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da và tăng áp lực nội sọ (chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, co giật, ảo giác). Trên trẻ nhỏ, có acid chuyển hóa, đau và sưng khớp, đau cơ.

Chế phẩm và hướng điều trị

  •  Acid nalidixic (Negram): dùng trong nhiễm khuẩn tiết niệu do trực khuẩn gram (-), trừ pseudomonas aeruginosa. Uống 2g/ ngày, chia 2 lần. Đường tiêm tĩnh mạch chỉ được dùng trong bệnh viện khi thật cần thiết.
  • Loại fluorquinolon: dùng cho các nhiễm khuẩn bệnh viện do các chủng đa kháng kháng sinh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, màng tim và  nhiễm khuẩn xương cần điều trị kéo dài.
  • Pefloxacin có chế phẩm (Peflacin) : uống 800 mg/ 24h chia 2 lần.
  • Ciprofloxacin (Ciflox) : uống 0,5- 1,5g/ 24 h chia làm 2 lần Levofloxacin (Levaquin): uống 500 mg
  • Gatifloxacin (Tequin): uống liều duy nhất 400 mg/ 24h.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status