Cách điều trị các trường hợp gãy xương

Cách điều trị các trường hợp gãy xương
Rate this post

Gẫy xương là tình trạng tổn thương làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân chấn thương hoặc bệnh lý. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn. Các biến chứngđiều trị gãy xương như thế nào?

Các biến chứng của gãy xương.

1. Biến chứng sớm

– Biến chứng toàn thân:

+ Shock chấn thương: Có thể gặp trong các gãy xương lớn như gãy xương đùi,

xương chậu, xương chày… hậu quả do đau và mất máu.

+ Huyết tắc mỡ: Khi gãy xương tuỷ mỡ theo các xoang tĩnh mạch vào hệ tuần

hoàn gây tắc mạch thường là mạch phổi.Biến chứng này có thể sau gãy xương đùi,

xương chày.

– Biến chứng tại chỗ:

+ Gãy kín thành gãy hở do quá trình vận chuyển, bất động…

+ Tổn thương mạch máu, thần kinh…

+ Rối loạn dinh dưỡng sớm: Sau chấn thương vài giờ xuất hiện các nốt phổng

nước có dịch và máu.

+ Hội chứng chèn ép khoang:Chèn ép khoang chỉ sự tăng cao áp lực trong một

hoặc nhiều khoang làm giảm lưu thông máu qua khoang dẫn tới thiếu máu cục bộ

nếu kéo dài gây ra các tổn thương cơ, các rối loạn thần kinh.

Biến chứng này thường gặp ngay sau gãy 2 xương cẳng chân từ 6 – 8 tiếng với

biểu hiện lâm sàng rất điển hình: Đau liên tục và ngày càng tăng ở vùng bắp chân, đau

ngay cả khi đã được cố định nhưng đau không giảm, bệnh nhân có cảm giác bắp chân

căng như bị garo, lúc đầu có cảm giác tê bì và muộn hơn thì mất cảm giác toàn bộ vùng

cẳng chân. Khi thăm khám thấy bắp chân căng cứng, bàn chân tím lạnh, mạch mu chân

và mạch chày sau sờ thấy rất nhỏ thậm trí là không rõ so với bên lành, hồi lưu tuần

hoàn ngón chân kém hơn so với bên lành.

Bình thường áp lực trong các khoang ở cẳng chân là bằng 0, nếu đo được sấp sỉ 20

mmHg là phải đề phòng, nếu sấp sỉ 30 mmHg là có chỉ định mổ cấp cứu giải phóng

chèn ép khoang.

2. Biến chứng muộn

– Biến chứng toàn thân:

+ Loét điểm tỳ đè: Loét cùng cụt, gót chân, mấu chuyển…

+ Viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp

+ Táo bón.

– Biến chứng tại chỗ:

+ Chậm liền xương: Là khái niệm quy ước chỉ một xương gãy phải bất động dài

hơn thời gian bất động trung bình của loại gãy xương đó mới liền. Nói chung đa số các

tác giả coi thời gian phải bất động thêm bằng 1/2 thời gian bất động trung bình nói trên.

+ Khớp giả:Theo kinh điển là không đạt được sự liền xương vững chắc dù được

bất động lâu dài..

+ Hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng: Do các mạch máu nuôi xương bị tổn thương.

Hay gặp nhất sau gãy cổ xương đùi

+ Liền lệch có thể gập góc, ngắn chi, xoay: Thường do nắn chỉnh không đạt hoặc

do di lệch thứ phát hoặc do tổn thương sụn tiếp làm các nhân xương phát triển không

đều.

Đối với chi trên liền lệch ít ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng nhưng với chi

dưới các biến dạng này làm thay đổi điểmtỳ các khớp gây thoái hoá khớp, ảnh hưởng

tới chức năng, thẩm mỹ của chi.

+ Nhiễm trùng vết mổ: Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể gây ra viêm xương,

chậm liền xương hoặc làm xương không liền.

2  Điều trị:

2.1. Sơ cứu

Đây là giai đoạn rất quan trọng đòi hỏi cán bộ y tế phải thực hiện tốt việc sơ cứu.

Nếu sơ cứu tốt sẽ góp phần đắc lực cho quá trình điều trị thực thụ về sau này.Vì vậy

nội dung sơ cứu một bệnh nhân gãy xương phải làm tốt việc sau đây.

2.1.1 Giảm đau chống sốc.

Phải vô cảm thật tốt cho bệnh nhân nhât là đối với bệnh nhân gãy xương lớn

2.1.2. Cố đinh xương gãy:

Gãy xương

– Cần phải bất động trên nguyên tắc : Bất động trên một khớp và dưới một khớp của

đoạn xương gãy. Bất động không được lỏng quá cũng như chặt quá.

– Đối với gãy xương kín cần bất động theo tư thế cơ năng, gãy xương hở cần bất

động theo tư thế gãy xương.

– Dụng cụ bất động: Nẹp tre, nẹp gỗ, nẹp kim loại như nẹp Crame, nẹp lòng máng…

Nếu không có các dụng cụ thì cần bất động tuỳ ứng:

– Cho bệnh nhân nằm trên ván cứng với gãy cột sống và khung chậu.

– Treo cao tay gãy áp sát vào thân

– Buộc chân đau vào chân lành…

2.1.3. Chống nhiếm trùng

– Cần dùng kháng sinh sớm, không nên băng qua kín và thăm khám nhiều lần.

2.2. Điều trị thực thụ:

Nhiệm vụ chính là nắn chỉnh cho 2 đầu xương gãy về vị trí giải phẫu của nó sau đó

bất động. Có thể bất động bên ngoài hoặc bên trong ổ gãy.

Có các phương pháp điều trị thực thụ

– Điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh bó bột

– Điều trị bằng phương pháp kéo liên tục

– Điều trị gãy xương bằng phẫu thuật

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status