Những chú ý khi dùng paracetamol

Những chú ý khi dùng paracetamol
Rate this post

Paracetamol là một thuốc hạ sốt, giảm đau thuộc nhóm thuốc NSAIDs. Đây là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong các trường hợp đau và sốt do mọi nguyên nhân thông thường, Tuy nhiên cần sử dụng thuốc như thế nào cho đúng?

paracetamol

Cách dùng thuốc

Paracetamol thường dùng đường uống. Ðối với những người bệnh không uống được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng; tuy nhiên liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.

Liều lượng thuốc

Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giảm sát.

Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để điều trị  trường hợp sốt cao (trên 39,5OC) hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi thầy thuốc hướng dẫn do sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng.

Ðể giảm thiểu nguy cơ quá liều sử dụng, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi thầy thuốc hướng dẫn.

Ðể giảm đau hoặc hạ sốt ở người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng đường uống hoặc đưa vào trực tràng là 325 – 650 mg, cứ mỗi 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết, nhưng không được quá 4 g một ngày; liều một lần lớn hơn (ví dụ 1 g) có thể hữu ích giúp giảm đau ở một số người bệnh.

Ðể giảm đau hoặc hạ sốt ở trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết, liều xấp xỉ như sau: trẻ em 11 tuổi, 480 mg; trẻ em 9 – 10 tuổi, 400 mg; trẻ em 6 – 8 tuổi, 320 mg; trẻ em 4 – 5 tuổi, 240 mg; trẻ em 2 – 3 tuổi, 160 mg.

Trẻ em dưới 2 tuổi có thể uống liều  như sau đây, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 – 2 tuổi, 120 mg; trẻ em 4 – 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều đặt trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tùy theo mỗi bệnh nhi.

Liều uống thường dùng của paracetamol dùng dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài là 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 giờ cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không được quá 3,9 g mỗi ngày. Với viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng.

Tương tác thuốc

Khi uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này ẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.

Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh đang dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Khi uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại cho gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ gây độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính cho gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần thiết phải giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh cũng nên phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status