Phương pháp Vọng – Tứ chấn y học cổ truyền.

Phương pháp Vọng – Tứ chấn y học cổ truyền.
Rate this post

Khi chẩn đoán bệnh tật, người thầy thuốc xưa dùng 4 phương pháp kết hợp với nhau, không thể tách rời nhau trong biện chứng bệnh tình để có thể đưa ra phương pháp trị liệu đúng đắn, 4 phương pháp đó gọi là tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết.

Tuy nhiên ngày nay, thầy thuốc YHCT nhiều khi phải kết hợp với các phương pháp của YHHĐ như siêu âm, nội soi, xét nghiệm máu,… mới đưa ra được kết luận chính xác về bệnh tật

Tứ chấn : vọng

Vọng là phương pháp nhìn để khám bệnh, thầy thuốc quan sát bằng mắt để phát hiện các dấu hiệu bệnh tật của bệnh nhân

Đây là những phát hiện đầu tiên mang tính khách quan, giúp thầy thuốc phần nào định hướng về một loại hình bệnh nào đó

vọng

– Vọng về thần thái

Quan sát về tinh thần của người bệnh, dấu hiệu thể hiện ở mắt, mặt và động thái của họ. Từ đó khái quát được: có thần, không thần, thần giả

Có thần: mắt sáng, nhanh nhẹn bình thường, bệnh còn nhẹ, chính khí chưa hao tổn nhiều

+ Vô thần: Tinh thần mệt mỏi, niêm mạc mắt tối, phản ứng chậm chạp, tiếng nói đoản hơi, mệt mỏi. Đó là chính khí đã hao tổn, bệnh có xu hướng nặng

+ Thần giả: Bệnh lâu ngày, đột nhiên tinh thần lại hưng phấn lên, muốn ăn uống, điều đó thể hiện chính khí đã hư thoát nhiều gọi là hiện tượng “hồi quang phản chiếu”, là chứng trạng bệnh trầm trọng.

-Vọng sắc da

+ Sắc hồng: Mặt hồng biểu hiện bệnh nhiệt. Bệnh cảm mạo thời kỳ đầu mạch hồng kèm sốt, đa phần do phong nhiệt.

Nếu mặt hồng, người nóng, miệng khát, tiện bí là chứng nhiệt bên trong.

Bệnh lâu ngày, lưỡng quyền hồng là chứng âm hư nội nhiệt, là chứng bệnh lao phế

Nếu mặt hơi hồng kèm vết trắng không ổn định là chứng “dương hư thượng phù”.

+Sắc trắng:

Sắc mặt trắng bệch, bệnh thuộc hư hàn, bệnh khí huyết hư nhược.

Mặt trắng bệch mà phù là thận dương hư nhược

Mặt trắng bệch mà khô là huyết hư

Mặt có các điểm trắng to nhỏ là bệnh giun.

+Sắc vàng

Thể hiện bệnh thấp, bệnh hư. Nếu lòng trắng mắt vàng và da vàng là bệnh hoàng đản thuộc chứng thấp

Nếu vàng tươi, vàng chanh là dương hoàng thuộc thấp nhiệt

Nếu vàng mà xạm như khói là âm hoàng thuộc chứng hàn thấp

Sắc mặt vàng nhạt (mắt không vàng) là tỳ vị hư nhược, ăn uống không đủ hoặc có nhiều giun.

+Sắc tím: Mặt và môi tím tái, biểu hiện ứ huyết, thuộc chứng kinh phong

Môi miệng, các móng tay tím tái là biểu hiện đoản khí, biểu hiện tâm dương hư, khí huyết vận hành không thông suốt, bệnh của tạng phế, tạng tâm

Nếu mặt môi tím tái, ngực trái đau là chứng tâm huyết ứ trệ

Trẻ con mặt môi xanh tím là có chứng kinh phong,

+Sắc đen: Sắc mặt phát đen thể hiện chứng hư hàn, chứng đau, thường thấy ở bệnh nhân thận dương suy

+ Sắc xanh: Sắc xanh do hàn (gây đau, ứ huyết), kinh phong

Sắc xanh do hàn gây kinh mạch trở trệ, khí huyết không thông, gây đau và ứ huyết. Phong hàn gây đau đầu, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc mặt trắng bệch mà xanh, môi miệng xanh tím là huyết ứ, suy tim

Trẻ em sốt cao, sắc mặt xanh là sắp có kinh phong (co giật)

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status