Các loại tương tác thuốc khi điều trị.

Các loại tương tác thuốc khi điều trị.
Rate this post

Có nhiều loại tương tác thuốc khác nhau, sau đây sẽ là những tương tác thuốc thường gặp :

Những tương tác xảy ra trên các receptor có cùng đích tác dụng.

Những loại tương tác thuốc

Các tương tác này thường dẫn đến tăng tác dụng và được gọi là tương tác hiệp đồng, nó bao gồm:

  • Tác dụng hiệp đồng cộng:

Là khi phối hợp hai hay nhiều thuốc, tác dụng thu được bằng tổng tác dụng của các thành phần:                                                 S = a+b

Loại hiệp đồng cộng thường xảy ra đối với các thuốc có cùng hướng tác dụng dược lý

VD tác dụng gây buồn ngủ sẽ tăng lên nhiều khi dùng đồng thời các thuốc ức chế TKTW

  • Tác dụng hiệp đồng tăng cường:

Là trường hợp khi phối hợp hai hay nhiều thuốc mà tác dụng thu được lớn hơn tổng tác dụng của các thành phần:

S > a+b

Trong hiệp đồng tăng cường các thuốc thường tác dụng trên những receptor khác nhau

VD khi phối hợp insullin với propranolol tác dụng hạ đường huyết sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn

+ Các dạng phối hợp này được lợi dụng rất nhiều trong điều trị vì phối hợp các thuốc hợp lý sẽ giảm được liều lượng thuốc, giảm được tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị

Vd:  Trong điều trị tăng huyết áp có thể kết hợp thuốc chẹn kênh calci là amlodipine với thuốc lợi niệu quai furosemid

+ Tuy nhiên các loại tương tác này rất khó phát hiện và phòng ngừa. Người thầy thuốc khó đoán trước được hậu quả

Vd clopromazine ( thuốc ức chế tâm thần) khi phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương (thuốc an thần gây ngủ) sẽ có tác dụng hiệp đồng tăng cường làm ức chế TKTW, ức chế hô hấp.

Những tương tác xảy ra trên cùng receptor:

Tương tác thuốc

Những tương tác xảy ra tại cùng một receptor giữa hai thuốc thường dẫn đến hậu quả làm giảm hoặc mất tác dụng ( tương tác đối kháng)

Ví dụ:

  • Morphin và Nalorphin : đối kháng trên receptor opioid
  • Atropin và Acetylcholin : Atropin ngăn cản sự gắn Acetylcholin vào recepor Muscarinic.

Loại tương tác này thường sử dụng để giải độc thuốc

Ví dụ : Sử dụng atropin để giải độc thuốc trừ sâu photpho hữu cơ

Nói chung trong điều trị, các phối hợp thuốc trong cùng một nhóm đều là những phối hợp chống chỉ định. Nên tránh vì dẫn đến mất tác dụng do đẩy nhau ra khỏi receptor.

Ví dụ :

  • Propranolol (chẹn beta-adrenergic) và Isoprenalin ( cường beta-adrenergic)
  • Erythromycin và Lincomycin hoặc Cloramphenicol : có cùng đích tác dụng là tiểu đơn vị 50s của riboxom, khi dùng sẽ cạnh tranh nhau vị trí gắn receptor =>tác dụng kháng khuẩn giảm.

Các  tương tác do phối  hợp thuốc  có cùng  kiểu  độc tinh

Đây là kiểu tương tác bất lợi thường gặp do vô  tình  sử dụng các thuốc có tác dụng điều trị khác nhau nhưng  lại  có  độc  tính  trên cùng  một  cơ  quan.

Ví  dụ : Phối hợp  furosemid  với  gentamycin làm  tăng  độc  tính trên thận  và  trên tai =>tăng nguy cơ suy thận và điếc

Phối  hợp thuốc nhóm corticoid với thuốc chống viêm không  steroid  làm tăng nguy  cơ  xuất huyết  tiêu hóa

Tăng độc tính gặp khi phối hợp  các  thuốc cùng nhóm với nhau do có cùng một kiểu độc tính.

Ví dụ : Phối hợp 2 kháng  sinh nhóm aminosid ( gentamicin và amikacin) => giảm  thính  lực và  suy thận

Phối hợp 2 thuốc  chống viêm không  steroid  (asipirin và piroxicam ) =>tăng  chảy máu và loét dạ  dày

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status