Những thận trọng khi sử dụng và phối hợp thuốc ngủ diazepam ( senduxen)

Những thận trọng khi sử dụng và phối hợp thuốc ngủ diazepam ( senduxen)
5 (100%) 1 vote

Diazepam là một an thần gây ngủ được sử dụng trong các trường hợp lo âu, bồn chồn, mất ngủ. Nhưng khi sử   dụng thuốc hay phối hợp thuốc cần phải thật cẩn trọng và chú ý.

Biệt dược: Seduxen, Valium.

thuốc ngủ diazepam

Thận trọng khi sử dụng thuốc.

Thận trọng với người bệnh  suy giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glôcôm góc đóng hoặc tổn thương thực thể não, bệnh xơ cứng động mạch.

Nghiện thuốc ít xảy ra khi sử dụng diazepam trong  khoảng thời gian ngắn. Triệu chứng cai thuốc cũng có thể xảy ra  đối với người bệnh dùng liều điều trị thông thường và trong thời gian ngắn có thể có di chứng về tâm sinh lý bao gồm cả  chứng trầm cảm.Với người bệnh điều trị thuốc dài ngày các triệu chứng trên hay xảy ra hơn và cần  phải chú ý.

Cũng như các benzodiazepin khác cần rất thận trọng khi dùng diazepam điều trị cho người bị rối loạn nhân cách.

Diazepam  làm tăng tác dụng của rượu, ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào  lái xe và điều khiển máy móc.

Trong thời kỳ mang thai

Diazepam qua  được nhau thai và vào thai nhi; sau thời gian điều trị dài ngày, diazepam có thể gây hạ huyết áp thai nhi làm  ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và gây hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh. Một số ít trường hợp thấy có  xuất hiện triệu chứng cai thuốc rõ ràng ở trẻ mới sinh.

Một số nghiên cứu trên súc vật cho thấy diazepam gây chứng  sứt môi, khuyết tật ở hệ thần kinh trung ương và rối loạn ứng xử.

Cần rất hạn chế dùng diazepam khi có thai, chỉ dùng khi thật cần thiết.

Trong thời kỳ cho con bú

Không dùng diazepam cho người đang  cho con bú dưới 6 tháng tuổi vì có thể gây ngủ, gây  tích lũy thuốc ở trẻ .

Tác dụng không mong muốn (ADR) của thuốc

thuốc ngủ
thuốc ngủ

Tác dụng không mong muốn phổ biến và phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Người già  thường nhạy cảm hơn so với người trẻ. Phần lớn các tác dụng không mong muốn là gây an thần buồn ngủ với tỷ lệ 4 – 11%. Tác dụng an thần buồn ngủ sẽ giảm  dần nếu tiếp tục điều trị trong một thời gian.

Thường gặp

Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật.

Ít gặp:

Toàn thân: Chóng mặt, nhức đầu.

Thần kinh: làm khó tập trung tư tưởng.

Cơ xương: Mất điều hòa và yếu cơ.

Hiếm gặp

Trên Thần kinh: Phản ứng nghịch lý như kích động, hung hăng

Da: Dị ứng da

Gan: làm vàng da,  gây độc tính với gan, transaminase tăng, phosphatase kiềm tăng.

Chú ý :

Dùng diazepam kéo dài dẫn đến gây  nghiện thuốc, không nên dùng quá 15 – 20 ngày. Triệu chứng cai thuốc (co giật, co cứng cơ bụng, nôn, toát mồ hôi) xảy ra khi ngừng dùng thuốc đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc nặng hơn, thường giới hạn ở người dùng thuốc với liều quá cao và trong thời gian dài. Thông thường các triệu chứng nhẹ hơn (khó ở, mất ngủ) có thể thấy khi ngừng dùng thuốc đột ngột sau vài tháng dùng liều điều trị. Vì vậy thông thường sau khi điều trị tránh dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều dần dần.

Ðể tránh nghiện thuốc, tốt nhất là dùng  thuốc với liều thấp nhất, ngắn ngày nhất và hạn chế chỉ định.

Liều lượng và cách dùng thuốc :

Khi điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên dùng với  liều thấp nhất. Ðể tránh nghiện thuốc  thì không nên dùng quá 15 – 20 ngày.

Dạng viên nén

Người lớn: Ðiều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 – 5 mg/lần, dùng  2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên trong trường hợp lo âu nặng, kích động có thể phải dùng liều cao hơn nhiều . Trường hợp có kèm theo mất ngủ:  dùng 2 – 10 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ.

Người già và người bệnh yếu ít khi sử dụng quá 2 mg.

Dạng thuốc tiêm

Người lớn: Ðiều trị lo âu nặng , co thắt cơ cấp tính 10mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nhắc lại sau 4 giờ nếu  thấy cần thiết.

Bệnh uốn ván: 100 – 300 microgam/kg thể trọng, có thể  dùng tiêm tĩnh mạch và dùng nhắc lại sau 1 – 4 giờ; hoặc bằng cách tiêm truyền liên tục với liều 3 – 10 mg/kg thể trọng trong  vòng 24 giờ, có thể dùng liều tương tự bằng  cách dùng ống thông mũi – tá tràng.

You might also like More from author

Leave A Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status